| Hotline: 0983.970.780

Dịch hoành hành, Thú y giấu nhẹm

Thứ Hai 21/02/2011 , 09:57 (GMT+7)

Dịch bệnh đã xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán, nhưng Trạm Thú y huyện Nam Đàn đã không báo lên Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An để có biện pháp xử lý. Còn người người dân vì tiếc của, tiếc công nên đã bán đổ bán tháo trâu, bò chết bệnh cho "đồ tể" để vớt vát lại vốn liếng khiến dịch càng khó kiểm soát.

Dịch lở mồm long móng (LMLM) và tụ huyết trùng (THT) đã bùng phát dữ dội tại huyện Nam Đàn (Nghệ An). Vậy nhưng điều đáng nói, dịch bệnh đã xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán, nhưng Trạm Thú y huyện Nam Đàn đã không báo lên Chi cục Thú y tỉnh để có biện pháp xử lý. Còn người người dân vì tiếc của, tiếc công nên đã bán đổ bán tháo trâu, bò chết bệnh cho "đồ tể" để vớt vát lại vốn liếng khiến dịch càng khó kiểm soát.

Con trâu nhà ông Hồ Viết Hòa trong chuồng bệnh.

Nhận được thông tin dịch lở mồm long móng (LMLM) và tụ huyết trùng (THT) xẩy ra tại một số xã ở huyện Nam Đàn, sáng 18/2/2011, chúng tôi đến xã Nam Anh, địa phương đang bị dịch hoành hành để tìm hiểu. Vừa dừng xe hỏi thăm một quán nước ven đường tại xóm 3, mấy người dân đang ngồi trong quán nói ngay: "Xóm 3 đang là tâm điểm của dịch LMLM và THT đấy. Cả trước và sau Tết Nguyên đán Tân Mão, hàng chục gia đình bị chết trâu, bò, lợn vì 2 loại dịch nguy hiểm đó…".

Từ quán nước, chúng tôi đi vào thẳng nhà ông Hồ Viết Hòa, nằm ngay cạnh đường liên xã. Lối cổng vào nhà được gia đình này rắc vôi bột trắng xóa. Chủ nhà đi vắng, chỉ có một cháu nhỏ vừa đi học về. Cháu dẫn chúng tôi ra sau nhà xem con trâu đang nằm trong chuồng, miệng vẫn còn sùi bọt mép. Giữa khoảng sân, vỏ chanh và dung dịch xanh-mê-ty-len vương vãi khắp nơi. Cả bốn kẽ chân trâu đều được bôi thuốc tím ngắt. Cháu bé cho hay bố cháu đã gọi người đến tiêm thuốc 3 ngày liền, mỗi ngày 2 mũi nên giờ trâu đã đỡ bệnh nhưng vẫn chưa thể đi cày được…

Sang nhà chị Hồ Thị Lý, chị này dẫn chúng tôi ra xem con trâu tơ mới hơn 1 tuổi đang bị bệnh nằm trong chuồng rồi cho biết: "Cách đây khoảng 1 tuần, trâu nhà tui có triệu chứng bọt nước dãi trắng trào ra đầy miệng, kiểm tra trong lưỡi và môi thì thấy lở loét, còn móng chân bị chảy nước và lung lay nên không thể đi lại được. Anh Yên (chồng chị Lý) đã báo với xóm trưởng rồi lập tức gọi thú y của xã Nam Xuân đến tiên thuốc LMLM và dùng nước chanh, khế và loại thuốc gì màu xanh như mực Cửu Long bôi vào các kẽ móng chân nên giờ đã đỡ nhiều rồi. Nói thật với anh, trong xóm này từ sau Tết đến giờ đã bị chết tới 5 -6 con trâu, bò nên thấy trâu nhà mình bị lây bệnh làm vợ chồng tui lo phát ốm…". Trả lời chúng tôi câu hỏi trâu, bò bị chết do bệnh gì? Chị Hồ Thị Lý nói thêm: "Theo mấy ông làm dịch vụ tiêm thuốc thú y nói thì trâu bò trong xóm chết do bị bệnh THT là chính, còn LMLM thì chữa được.

Người dân tự giác rắc vôi bột trước ngõ vào nhà mình để phòng dịch.
Dạo quanh xóm 3, nhiều người vẫn còn tiếc con trâu đực giống của nhà ông Nguyễn Kim Tứ, trị giá khoảng 20 triệu đồng bị lăn ra chết hôm mồng 1 Tết Nguyên đán. Được biết, cả 20 hộ nằm trục đường vào Nhà văn hóa xóm 3, hiện chỉ còn con bò nhà chị Liên và con trâu bác Khánh là chưa mắc bệnh nên ai cũng đến mượn để đi cày…

Chúng tôi tìm đến nhà Xóm trưởng xóm 3, nhưng chị này đang vắng nhà. Quay sang nhà ông Hồ Viết Thập, Xóm phó, ông Thập lại đang đi phun thuốc cho lúa. Trong khi chờ ông về, chị Nhàn (vợ ông Thập) cho biết: "Nhà tui cả bò mẹ và bê đều bị bệnh LMLM cả. Chiều mồng 3 Tết khi tui dắt nó ra ngoài để cho ăn thì thấy cả bò mẹ lẫn bò con đều không đứng dậy được. Đoán chắc là bò bị lây bệnh nên anh Thập liền báo với chị Xóm trưởng và cán bộ Thú y xã. Họ đến xem qua rồi bảo: Bò nằm lâu trong chuồng nên bị tê chân… rồi họ ra về. Sợ chết cả đôi bò như mấy nhà trong xóm nên tui bàn với chồng gọi anh Hiếu (làm dịch vụ thú y) đến tiêm thuốc 3 ngày liền hết 320.000 đồng nên giờ mới đỡ…"

Ông Hồ Viết Lập, Xóm phó xóm 3 khẳng định: Triệu chứng bệnh LMLM và THT trên đàn trâu bò của xóm 3 xuất hiện từ quãng tuần đầu tháng 1/2011 cho đến ngày 18/1/2001 thì trâu, bò bắt đầu chết. Kèm theo đó là lợn con của mấy gia đình ở gần lò mổ của xã chết hàng loạt. Điều lạ là lợn chỉ bỏ ăn 1 đến 2 ngày là lên cơn co giật rồi lăn ra chết. Khi dịch bệnh mới xẩy ra, ban chỉ huy xóm đã báo với cán bộ thú y và UBND xã để có hướng xử lý. Thế nhưng cán bộ thú y xã vẫn không xác định được bệnh gì. Sau Tết, dịch làm cho xóm này chết thêm 7 con trâu, bò nữa. "Nói thật với anh, chiều mồng 3 Têt Tân Mão (5/2/2011) thấy trâu, bò, lợn của bà con chết nhiều quá mà không thấy cấp trên có động tĩnh gì nên tôi đã phải chạy lên báo với Chủ nhiệm HTX và Chủ tịch UBND xã Nam Anh đề nghị chính quyền báo với Trạm thú y và UBND huyện để xuống kiểm tra nên chiều hôm đó (5/2) mới thấy 2 cán bộ thú y huyện đi xe máy mang theo 1 máy phun động cơ về xóm phun thuốc sát trùng. Hôm đó, tôi đề nghị Trạm Thú y huyện tổ chức tiêm phòng cho toàn bộ trâu, bò, lợn của xóm thì anh Diên, cán bộ Trạm thú y huyện Nam Đàn trả lời, tiêm phòng LMLM thì được miễn phí, còn tiêm phòng THT thì bà con phải trả tiền vacxin và công tiêm. Anh Diên cũng bảo, trong tình trạng dịch LMLM và THT đang tràn lan trong cả xóm nên tiêm phòng sẽ không có tác dụng.

Trước cách trả lời của cán bộ thú y, bà con trong xóm đành phải gọi những người làm dịch vụ thú y đến nhà tiêm thuốc và tự mua vôi bột về rắc trước và xung quanh chuồng trại của gia đình mình để cứu lấy đàn gia súc!

Tuy nhiên, từ đó đến nay, gia súc không những không cứu được mà con lây lan dịch bệnh với tốc độ chóng mặt. Sau xã Nam Anh, hàng loạt xã khác đã bị bùng phát. Điều đáng nói, dịch bệnh tràn lan như vậy nhưng cơ quan thú y huyện Nam Đàn đã không báo cáo với cấp trên để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Trong khi đó, vì tiếc công, tiếc của, nhiều hộ dân đã giết mổ có trâu bò bệnh để ăn và bán ra thị trường khiến cho dịch bệnh càng mất khả năng kiểm soát.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm