| Hotline: 0983.970.780

Dịch lây truyền từ động vật là mối đe dọa toàn cầu

Thứ Ba 16/08/2022 , 17:13 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Một sức khỏe, phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về Khung đối tác 'Một sức khỏe' phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về Khung đối tác "Một sức khỏe" phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế phối hợp tổ chức Diễn đàn cấp cao về Khung đối tác "Một sức khỏe" phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, trước bối cảnh dịch Covid-19 chưa chấm dứt, thì dịch bệnh đậu mùa khỉ lại đang diễn biến phức tạp ở một số quốc gia trên thế giới.

“Hơn bao giờ hết, Đối tác Một sức khỏe về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người có vị trí và vai trò rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh từ động vật như hiện nay”, ông Phùng Đức Tiến khẳng định.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, có thể khẳng định, tầm quan trọng của Đối tác Một sức khoẻ về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người, và sự quan tâm, chung tay, hỗ trợ kịp thời nhằm triển khai ngay lập tức Khung Đối tác và Kế hoạch quốc gia.

Với vai trò là cầu nối quan trọng giữa Bộ NN- PTNT, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các nhà tài trợ và các đối tác phát triển, Đối tác Một sức khỏe luôn nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy các hoạt động phối hợp liên ngành ở cấp cao và vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu rộng với các sáng kiến Một sức khỏe trong khu vực và trên thế giới, từ đó góp phần nâng cao năng lực quốc gia trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Trong khi đó, Tiến sĩ Pawin Padungtod, Cố vấn cao cấp Trung tâm ứng phó khẩn cấp dịch bệnh động vật, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, Một sức khỏe là cách tiếp cận hợp nhất nhằm mục đích cân bằng để phát triển bền vững và sử dụng nguồn lực tối ưu.

Việc áp dụng phương pháp Một sức khỏe đối với an toàn thực phẩm sẽ cho phép các quốc gia phát hiện, ngăn ngừa và đối phó với các bệnh lây truyền từ động vật sang người và các vấn đề sức khỏe của cộng đồng liên quan đến thực phẩm một cách hiệu quả hơn.

Các đại biểu tại hội nghị mong muốn thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực thuộc Một sức khỏe trong thời gian tới. Ảnh: Tùng Đinh.

Các đại biểu tại hội nghị mong muốn thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực thuộc Một sức khỏe trong thời gian tới. Ảnh: Tùng Đinh.

Khung Đối tác Một sức khỏe giai đoạn 2021 - 2025 được ký kết ngày 23/3/2022. Tới nay có 32 đối tác thành viên chính thức. Kế hoạch tổng thể quốc gia Một sức khỏe về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người do EU-Việt Nam hỗ trợ được 3 Bộ phê duyệt ngày 21/3/2022.

Từ khi ký kết tới nay, có trên 50 chương trình, dự án đang được chuẩn bị và triển khai nhằm nỗ lực hỗ trợ triển khai kế hoạch. Cả ba Bộ đánh giá rất cao sự hợp tác và đồng hành của các đối tác phát triển trong nước và quốc tế cho Khung đối tác Một sức khỏe.

Trong thời gian tới, các bên đều mong muốn thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực thuộc Một sức khỏe trong mối tương tác giữa con người, thực vật, động vật và hệ môi trường sinh thái, đặc biệt, coi trọng cả sức khỏe thực vật (plant health) trong nội dung Khung đối tác để đảm bảo tính toàn diện.

Tại hội nghị, các ý kiến cũng bày tỏ quan tâm và đề xuất các nội dung về cập nhật, điều chỉnh nhằm giải quyết những hạn chế và tồn tại của các quy định hiện hành liên quan tới dịch bệnh lây lan từ động vật sang người, đặc biệt là dịch bệnh từ chuỗi cung ứng động vật hoang dã nhằm đảm bảo sự tham gia đa ngành và thống nhất của các bên liên quan.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến mong muốn cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của nhằm tăng cường năng lực dự phòng, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh, hướng tới giảm thiểu các tác động do bệnh truyền lây từ động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật gây ra. Từ đó đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì một thế giới an toàn hơn trước các mối đe dọa dịch bệnh truyền nhiễm.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm