| Hotline: 0983.970.780

Đích nông thôn mới đang rất gần

Thứ Hai 27/05/2019 , 14:01 (GMT+7)

Bắt đầu từ năm 2011, sau 7 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã đạt được nhiều thành tích khả quan.

Tuy nhiên để đạt được kết quả toàn diện, trên tinh thần toàn huyện đạt chuẩn NTM, thì mục tiêu về đích, phải vào cuối năm 2019…
 

Một vùng đất cổ

Lập Thạch, vốn từ một từ cổ, từ một sự tích cổ, một truyền thuyết về vùng đất này. Chữ “lập thạch” có nghĩa là “đá dựng”. Bắt nguồn từ làng. Trong làng có khá nhiều cột đá dựng tự nhiên. Dân làng bèn tôn thờ, coi như một linh vật. Và dường như cái cột đá ấy giúp cho người dân làm ăn khá giả, con cháu sinh sôi. Từ lâu đời rồi, vùng đất này có tên “Lập Thạch” (đá dựng) là thế…

Lập Thạch đang vào vụ gặt.

Một huyện miền núi ở phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Là đầu mối giao thông nhộn nhịp, sầm uất của các huyện trong tỉnh, như Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Sông Lô (một huyện mới tách ra từ Lập Thạch). Thậm chí thông thương với các tỉnh khác, như TP Việt Trì (Phú Thọ), huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

Lập Thạch cũng là huyện quy tụ nhiều dân tộc sinh song, như người Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa… Phong phú về các dân tộc thiểu số, nhưng cũng là cái khó cho huyện. Mỗi dân tộc một cách sống, một phong tục. Nếu các chủ trương, nghị quyết không có sức thuyết phục, không đi vào lòng người, thì mỗi dân tộc sẽ sống khép kín, khó hòa đồng.

Khó khăn nhất của Lập Thạch, chính là đặc điểm của một huyện miền núi, cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Phần lớn người dân hạn chế về trình độ và kiến thức khoa học, tập quán SX nhỏ lẻ, phân tán, đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn trong huyện còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, để đạt được tiêu chí NTM, nhu cầu về nguồn lực là rất lớn, nhất là về vốn.

Khắc phục những khó khăn này, huyện đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong xây dựng NTM, nâng cao vai trò, năng lực hoạt động của bộ phận giúp việc, cán bộ, công chức làm công tác xây dựng NTM, tạo ra hệ thống chuyên trách tham mưu cho UBND huyện.

Tại Quyết định 141/QĐ-CTUBND ngày 13/2/2017, Văn phòng xây dựng NTM được thành lập. Các cán bộ chủ chốt của huyện đều tham gia, gồm 1 Phó chủ tịch thường trực UBND huyện làm Chánh Văn phòng. Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT làm Phó Văn phòng thường trực và các thành viên khác.

Văn phòng Điều phối chương trình NTM của huyện đã làm tốt công tác tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Chương trình xây dựng NTM của các xã trên địa bàn huyện. Hướng dẫn các xã trong việc triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng NTM.
 

Phong trào “Lập Thạch chung sức xây dựng NTM”

Phong trào này đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của nhân dân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch.

Như trên đã nói là huyện miền núi, trước khi xây dựng NTM, cơ sở vật chất vừa thiếu vừa yếu. Do đó Lập Thạch tập trung nâng cao cơ sở vật chất, nhất là về mạng lưới giao thông, về thủy lợi, về điện, về nước sạch, vệ sinh môi trường… Chỉ khi có cơ sở hạ tầng tốt mới triển khai được các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.

Việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn. Về giao thông, 18 xã của huyện có tổng số 225,4 km đường đã cứng hóa, đạt 100%. Đường trục liên thôn có 232,3 km, đã cứng hóa đạt 70,3%. Đường ngõ xóm có 211,92 km, cứng hóa đạt 66,5%. Đường trục chính nội đồng, cứng hóa đạt 66,3%...Đến nay 18/18 xã đã đạt tiêu chí giao thông nông thôn.

Đường làng, ngõ xóm phong quang.

Kết quả thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn, là mục tiêu của Lập Thạch từ nay đến năm 2020.

Nói đến Lập Thạch, một vùng đất cổ, người ta hay nhắc đến các phong tục, các làng nghề nổi tiếng như: Đá cầu cướp phết Bàn Giản, leo cầu bắt trạch Thạc Trục (nay là Xuân Hòa). Các làng nghề còn phát triển cho tới ngày nay, như làng gốm Sơn Đông, mây tre đan Triệu Đễ…

Giữ gìn các phong tục, phát triển và nâng cao giá trị các làng nghề, cũng là mục tiêu xây dựng NTM của huyện. Đến cuối năm 2019, Lập Thạch sẽ hoàn thành toàn diện các tiêu chí, trở thành huyện NTM của tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu này đã nằm trong tầm tay.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất