| Hotline: 0983.970.780

Dịch sâu cuốn lá nhỏ ở Nghệ An

Thứ Năm 31/07/2014 , 08:19 (GMT+7)

Vụ HT, mùa 2014, tỉnh Nghệ An gieo cấy 82.000 ha lúa. Đến thời điểm này khoảng 50.000 ha bị sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) gây hại khiến nhiều diện tích cháy trắng.

UBND tỉnh đã quyết định công bố dịch SCLN, yêu cầu ngành nông nghiệp chỉ đạo cán bộ BVTV bám đồng dập dịch quyết liệt.

Chúng tôi vừa dừng xe để chụp ảnh đám ruộng lúa đã bị trắng lốp cạnh tỉnh lộ 533 thì gặp ông Phạm Văn Bảy ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương vừa đi phun thuốc về, cho biết: "Vụ HT năm nay SCLN xuất hiện khắp nơi.

Nhà tôi làm 2 sào ruộng đều bị SCLN gây hại. Cả đời làm ruộng tôi chưa bao giờ thấy sâu nhiều đến thế. Tôi phun lần này là lần thứ 2 chả biết ruộng có đỡ không. Điều lạ là trà lúa HT muộn lại không ảnh hưởng gì".

Theo ông Bảy, tại những thửa lúa cấy sớm, lúc sâu bệnh mới xuất hiện, thấy lúa trên đồng vẫn còn xanh nên chẳng mấy ai quan tâm, đến khi sâu phá trên diện rộng thì mới mạnh ai nấy phun.

Người dân nghe các điểm bán thuốc BVTV bảo sử dụng loại nào thì mua loại đó về dùng. Trên cùng một cánh đồng sử dụng rất nhiều loại thuốc nên chỗ được, chỗ không.

Ông Hồ Ngọc Sỹ, GĐ Sở NN-PTNT Nghệ An lo lắng: "Khi triển khai vụ HT, mùa 2 vấn đề đáng lo nhất của Sở là nguồn nước tưới cung ứng cho các địa phương vào đầu vụ và bệnh lùn sọc đen, SCLN. Năm nay, Nghệ An hạn hán không nghiêm trọng nên nguồn nước cung ứng cho lúa khá ổn định.

Điều tai hại là SCLN bùng phát trên diện rộng và trở thành dịch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa. Chi cục BVTV và các địa phương đang phải gồng mình chống dịch một cách quyết liệt. Sắp tới Sở sẽ kiểm điểm nghiêm túc về vấn đề này".

Theo tìm hiểu, sở dĩ dịch SCLN bùng phát trên diện rộng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan của nông dân. Khi thấy lúa đang xanh tốt, mặc dù đã được cán bộ BVTV khuyến cáo nhưng bà con vẫn xem nhẹ việc phun trừ.

Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc quản lý sử dụng thuốc BVTV còn lỏng lẻo, nhận thức và sử dụng thuốc BVTV còn hạn chế nên bà con không mua đúng thuốc đặc hiệu hoặc sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn nên hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu.

Chỉ đến khi SCLN ăn trắng đồng, sâu non đã lớn và làm tổ thì bà con mới tá hỏa đi tìm thuốc để phun, do đó hiệu quả phòng trừ đạt rất thất. Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng SCLN làm nhiều cánh đồng từ màu xanh trở nên trắng lốp.

Đi dọc tuyến QL46, QL7, đường Đô Lương - Tân Kỳ thấy nhiều thửa ruộng của các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương... bị SCLN ăn đến trụi cả lá lúa. Huyện Nam Đàn gieo trồng 5.990 ha lúa HT, mùa thì đã có trên 4.900 ha lúa nhiễm SCLN, trong đó gần 3.500 ha nhiễm nặng. 

Do chủ quan phun trừ muộn và nhiều nơi phun không đúng cách dẫn đến nhiều vùng bị SCLN hại trắng đồng. Có nơi nông dân đã phá luôn cả thửa ruộng.

Cũng tại Nam Đàn, trái ngược hẳn với nhiều vùng lúa đang bị “cháy” do SCLN thì ở xã Nam Thanh, cây lúa lại phát triển rất tốt.

Một người dân đang bón thúc đòng cho lúa cho biết: "Cách đây 10 ngày ở vùng này cũng xuất hiện SCLN nhưng nhờ bà con tổ chức phun phòng sớm, mua đúng chủng loại thuốc theo khuyến cáo của Trạm BVTV huyện nên lúa mới xanh tốt, chuẩn bị trổ bông".

Vụ này Nghệ An có trên 50.000 ha lúa nhiễm SCLN từ nặng đến nhẹ, chiếm đến 65% diện tích. Trước diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã ra quyết định công bố dịch.

Theo đó, các địa phương đã vào cuộc một cách tích cực, nhiều diện tích được phun trừ kịp thời, đúng thời điểm, đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn nên cơ bản đạt kết quả tốt.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm