| Hotline: 0983.970.780

Dịch sâu ong bùng phát tại huyện Ba Bể

Thứ Sáu 11/04/2014 , 12:11 (GMT+7)

Tại trung tâm dịch bùng phát, có cây mỡ sâu bám dày đặc, người dân đã bắt được khoảng 1 kg sâu/cây.

Những ngày nắng ấm và ẩm ướt đầu tháng 4/2014, dịch sâu ong ăn lá mỡ đã bùng phát mạnh mẽ tại các xã Chu Hương, Yến Dương, Mỹ Phương, Hà Hiệu, Phúc Lộc... huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Nhiều cánh rừng mỡ tại huyện này bị trụi lá, còn người trồng rừng vất vả khi phải leo núi bắt sâu dập dịch.

Theo ước tính của các cơ quan chức năng, diện tích sâu ong xuất hiện và tàn phá ở các xã có rừng mỡ tại Ba Bể có thể đến cả nghìn ha.

Nếu chỉ tính riêng xã Chu Hương là trung tâm dịch bùng phát, có cây mỡ sâu bám dày đặc, người dân đã bắt được khoảng 1 kg sâu/cây, còn số diện tích cây mỡ bị nhiễm sâu ong của xã này đã hơn 500 ha.

Ông Hoàng Văn Danh - Chủ tịch xã Chu Hương cho hay: "Kinh phí dự phòng của xã tuy hạn hẹp, nhưng dập dịch bệnh cây trồng cho bà con là quan trọng và ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi mới tổ chức triển khai trong 2 ngày, từ mùng 7 đến  9/4, người dân trong xã đã hăng hái leo núi bắt sâu dập dịch, xã đã tổ chức thu mua, tiêu hủy được gần 2 tấn sâu rồi. Tuy nhiên, việc khó nhất vẫn là dập dịch tận gốc, vì những cây mỡ 5 tuổi rất cao, việc bắt sâu cũng chỉ diễn ra với cây thấp hoặc chỗ thấp. Còn chỗ cao thì phun hóa chất cũng rất khó triệt để, vì địa hình dốc cao, cành lá cây che chắn, nên rất khó khăn cho các biện pháp dập dịch..."

Để tổ chức diệt dịch, từ sáng ngày 7/4, huyện Ba Bể đã chỉ đạo các xã đã tổ chức tuyên truyền đến các thôn, xã và vận động nhân dân đồng loạt vào cuộc diệt trừ sâu bệnh.

Trước mắt, huyện chỉ đạo các xã tự bỏ nguồn kinh phí dự phòng năm 2014 để tổ chức thu mua sâu ong, với giá ban đầu là 50.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, sâu quá nhiều và dễ bắt, chỉ trong 2 ngày đầu tiên ở xã Chu Hương, bà con đã kéo nhau lên rừng bắt được hơn 1.800 kg, sâu và nhộng ong để "bán" cho xã, có người thu được vài trăm nghìn đồng/ngày công.

Trước tình hình sâu nhiều, tiền ít đã buộc huyện và các xã tính lại và giảm mức giá mua sâu ong xuống còn 25.000 đồng/kg, kể từ sáng ngày 10/4.


Thu mua sâu tại UBND xã Chu Hương huyện Ba Bể

Sau khi hạ giá thu mua sâu ong, số lượng người dân đi bắt sâu có vẻ ít dần, số sâu thu mua được cũng ít hơn. Vì phần nhiều người dân cho rằng, con sâu này độc hại, nếu không may mà bị dính vào nhựa của nó sẽ gây lên bỏng dát, ngứa ngáy. Có người lên rừng bắt sâu được một ngày đầu, rồi không dám bắt nữa vì dính nhựa của chúng làm dị ứng ngoài da.

Do đó, ở xã Mỹ Phương ban đầu loan báo là có nhiều sâu phá, nhưng đến khi thu mua cả ngày 10/4 chỉ được khoảng 600 kg. Còn xã Yến Dương cũng bắt đầu thu mua từ 10/4, nhưng các tổ thu gon mua được rất ít sâu ong. 

Trao đổi với NNVN về vấn đề này, bà Đặng Thị Anh Thơ - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Ba Bể được biết: "...các ngọn núi trồng mỡ ở Ba Bể thường là đầu nguồn các sông suối, nên giải pháp của huyện đưa ra là bắt sâu. Vì quy luật của loại sâu này có vòng đời 30 đến 40 ngày tuổi, lúc chúng tàn phá mạnh nhất cũng là lúc chúng sắp bò xuống đất vào kén làm tổ, chọn phương án bắt là an toàn nhất và đảm bảo vệ sinh môi trường. Vì nếu có phun thuốc cũng sẽ rất khó, khi sâu ở trên cao phun thuốc không thể triệt để, còn khi chúng đã xuống đất làm kén rất khó diệt trừ. Còn về vấn đề giá thu mua, huyện sẽ phối hợp chặt chẽ với xã tính toán từng thời điểm thu mua sao cho phù hợp với công sức của người dân khi tham gia bắt sâu diệt dịch..."

Sâu ong đã tàn phá rừng mỡ tại Bắc Kạn từ mấy năm nay, nhưng các biện pháp dập dịch đều không hiệu quả, vì loại sâu này không có địch thủ, chúng cứ phát triển tự nhiên theo quy luật vòng đời. Chúng chỉ ăn lá cây mỡ rừng trồng, gây bức xúc cho bà con nông dân sống bằng nghề rừng ở Bắc Kạn.

Bà con nông dân đang tha thiết đề nghị các ngành chức năng ở Trung ương sớm vào cuộc giúp bà con nông dân Bắc Kạn cứu cánh những rừng mỡ khỏi sự phá hoại của loại sâu này.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm