| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả heo Châu Phi lây lan nhanh ở ĐBSCL

Thứ Tư 29/05/2019 , 09:02 (GMT+7)

Chi cục Thú y Vùng VII (Cục Thú y) cho biết dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện tại 7 tỉnh, thành ĐBSCL gồm: Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, TP Cần Thơ và Sóc Trăng. 

* Đã có 7 tỉnh, thành trong khu vực xuất hiện dịch

Tổng số lượng heo tiêu hủy khoảng 2.000 con, tổng trọng lượng hơn 110 tấn.

15-24-20_nh_2_dich_t_heo_chu_phi_con_tiem_n_ly_ln_rt_co_o_dbscl
Dịch tả heo Châu Phi còn tiềm ẩn lây lan rất cao ở ĐBSCL. Ảnh: .

Ngày 28/5, ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng - Đồng Tháp cho biết: Trên địa bàn lại tiếp tục phát hiện các ổ dịch mới tại các hộ nuôi ở xã Thông Bình. Đây là xã biên giới của tỉnh Đồng Tháp phát hiện có dịch tả heo Châu Phi, sau xã Tân Hộ Cơ với 187 con heo nuôi công nghiệp và heo rừng lai vào hôm 24/5. Tổng số heo bị tiêu hủy tại huyện Tân Hồng là hơn 220 con.

Lực lượng chức năng đã triển khai công tác dập dịch, lập các chốt kiểm tra, ngăn ngừa dịch lây lan và đặc biệt ở các cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia. Tại xã Thông Bình, còn một hộ nuôi nghi mắc bệnh trên đàn 20 con, đã được cô lập, yêu cầu tiêu hủy.

Ông Võ Thành Ngoan, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết: Dịch tả heo Châu Phi diễn ra trên địa bàn tỉnh hết sức phức tạp, ban đầu được phát hiện tại huyện Tân Hồng đến nay đã có thêm các ổ dịch mới tại huyện Lai Vung, Lấp Vò và Tháp Mười.

Tại hộ ông Võ Tấn Phát, xã Mỹ An, huyện Lấp Vò, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính dịch tả heo Châu Phi trên đàn heo nuôi, ngành chức năng phong tỏa và khoanh vùng tiến hành tiêu độc khử trùng. Ông Phát cho biết nuôi tổng cộng 26 con heo, vào ngày 24/5 có 14 con heo nuôi mắc bệnh lăn ra chết, gia đình đã tự mang đi tiêu hủy.

Còn đàn heo 9 con của gia đình ông Phạm Văn Bảy, ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, cũng phát hiện dương tính với dịch tả heo Châu Phi vào ngày 26/5. Ngành thú y đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn heo, triển khai các biện pháp chống dịch và làm thủ tục hỗ trợ theo quy định.

Hậu Giang là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL phát hiện dịch tả heo Châu Phi tại huyện Châu Thành A, với số lượng tiêu hủy chỉ vài chục con vào tháng 4/2019, sau đó dịch lan ra các huyện Châu Thành, Vị Thủy và thị xã Ngã Bảy. Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp Hậu Giang, nguyên nhân phát dịch có nhiều nguồn, từ thức ăn dư thừa chưa qua xử lý, quá trình vận chuyển... Riêng tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, dịch tả được phát hiện tại các hộ nuôi heo rừng lai chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn thừa, sau đó đến heo nuôi. 

Ông Trần Chí Hùng, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Tính đến nay, tổng số heo bị tiêu hủy hơn 1.560 con. Những ngày qua, tại một số xã tiếp tục phát hiện các ổ dịch mới. Các ổ dịch phát hiện chủ yếu là hộ nuôi nhỏ lẻ, hộ duy nhất nuôi tập trung hơn 1.000 con phát hiện dương tính với dịch tả heo Châu Phi tại thị xã Ngã Bảy.

Tại TP Cần Thơ, cũng có 3 ổ dịch được phát hiện ở các hộ chăn nuôi thuộc phường Thường Thạnh, phường Phú Thứ (quận Cái Răng) và phường Long Hòa thuộc quận Bình Thủy, tiêu hủy trên 140 con. TP Cần Thơ nằm giữa và bao quanh bởi các tỉnh đã công bố dịch như Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang. Cần Thơ cũng là địa phương thứ 6 của miền Tây phát hiện có dịch tả heo Châu Phi, trước Sóc Trăng mới được phát hiện có dịch xuất hiện.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm