| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi lây lan qua những con đường nào?

Thứ Tư 06/03/2019 , 09:13 (GMT+7)

Theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc và phác đồ chữa trị,...

Tỉ lệ lợn nhiễm bệnh chết lên tới 100% và bệnh lây lan qua rất nhiều con đường khác nhau đòi hòi các cơ quan chức năng và người chăn nuôi phải cảnh giác cao độ trong công tác phòng, chống. NNVN giới thiệu tới bà con chăn nuôi tham khảo những nguồn lây lan dịch bệnh chi tiết.

13-07-58_mot-so-nguon-ly-ln-dich-nguon-cp-viet-nm
Một số nguồn lây lan dịch tả lợn Châu Phi

1. THỊT LỢN VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ THỊT LỢN

Dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn như: Thịt lợn tươi, thịt lợn đông lạnh, thịt chua, nem chua, giò chả, thịt hun khói, xúc xích, giăm bông và các sản phẩm chế biến từ thịt.

2. XE VẬN CHUYỂN

Dịch tả lợn Châu Phi cũng lây lan qua xe thu mua phân, xe lợn loại, xe mua lợn chết, xe cám, xe chở lợn con, xe thuốc, xe của công nhân, kỹ sư, xe các cấp lãnh đạo, xe chủ trại, xe khách thăm quan và xe chở vật dụng. Do đó, cần có xe tăng bo phân, phun sát trùng, cách ly kỹ đi đúng dịch tễ, xử lý lợn chết 100% tại trại.

3. NGUỒN NƯỚC, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI

Bao gồm máng ăn lợn mẹ, máng ăn lợn con, vòi phối, ống tinh, đan nhựa, đan bê tông, mô tơ, máy bơm, dầu, mỡ, bi, trục, dây curoa và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, dịch cũng có thể tồn tại trong nước sông, suối, ao, hồ nên bà con chăn nuôi không sử dụng nước bề mặt, nếu bắt buộc sử dụng phải xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước sạch của nhà máy.

4. QUA VẬT CHỦ TRUNG GIAN

Mặc dù bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo khuyến cáo của OIE không lây sang người và các vật nuôi khác nhưng người và vật nuôi khác lại có thể mang mầm bệnh và lây nhiễm sang lợn. Cụ thể, bệnh lây lan qua ve hút máu, ruồi, muỗi, các loại bọ, chim, chuột, chó, mèo, trâu, bò, dê, cừu.

13-07-58_cc-ho-cht-diet-duoc-dich-t-lon-chu-phi
13-07-58_cc-ho-cht-diet-duoc-dich-t-lon-chu-phi-2
Các loại hóa chất diệt được virus dịch tả lợn Châu Phi

Ngoài ra, dịch còn dễ lây lan qua công nhân, kỹ sư, thợ điện, các cấp lãnh đạo, quản lý trại, chủ trại, bảo vệ, người làm vườn, lái xe, người vận chuyển lợn, khách tham quan... thông qua bảo hộ lao động như quần áo bẩn, ủng bẩn, rách thủng không có máy giặt, không ngâm sát trùng. Do đó, cần trang bị ủng mỗi người 2 đôi, quần áo mỗi người 3 bộ, có người tạp vụ, có máy giặt quần áo, có khu phơi quần áo và nên chia màu áo cho từng khu vực.

5. CÁC TRẠI XUNG QUANH

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi còn có nguy cơ lây lan rất cao từ các trang trại, khu nuôi lợn xung quanh do dùng chung nguồn nước, tiếp xúc trực tiếp, chó mèo, ruồi, chuột, gió. Vì vậy, cần xây hàng rào cao 3m, cấm trại tiếp xúc trại bên ngoài, không sử dụng chung nguồn nước, không chung nguồn xả thải cũng như thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời các trại xung quanh.

6. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY LAN KHÁC

Ngoài những con đường lây lan kể trên, bệnh dịch tả lợn Châu Phi còn lây lan qua nái hậu bị mang mầm bệnh không phát hiện ra hoặc trên đường đi vận chuyển tiếp xúc với dịch. Để hạn chế nguồn lây lan này cần xét nghiệm hậu bị trước khi nhập, nuôi cách ly tập trung bên ngoài trại, chuồng cách ly đảm bảo tiêu chuẩn, có người nuôi cách ly riêng, mật độ nuôi đúng tiêu chuẩn, thời gian nuôi cách ly đủ.

13-07-58_suc-de-khng-cu-dich-t-chu-phi-nguon-cp-vietnm
Sức đề kháng của virus dịch tả lợn Châu Phi

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm