| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn châu Phi phủ kín Thành Nam

Thứ Sáu 26/04/2019 , 14:10 (GMT+7)

Tại Nam Định, sau gần 2 tháng xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), tính đến ngày 24/4/2019, trên địa bàn tỉnh này đã có 10/10 huyện, thành phố “dính” dịch.

10-58-03_nh_1
Lực lượng thú y tiêu hủy ổ DTLCP đầu tiên tại Nam Định

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, từ ngày 8/3 - 24/4/2019, bệnh DTLCP đã xảy ở 9.056 hộ chăn nuôi tại 150 xã, phường, thị trấn của 10/10 huyện, thành phố.

Trong đó, huyện Hải Hậu là địa phương có tới 33/35 xã, thị trấn đã công bố có ổ dịch. Tiếp đến là huyện Trực Ninh (20/21 xã, thị trấn), Xuân Trường (17/20 xã, thị trấn), Nghĩa Hưng (15/25 xã, thị trấn), Mỹ Lộc (10/11 xã, thị trấn), Nam Trực (18/20 xã, thị trấn); TP. Nam Định (6 xã, phường); Vụ Bản (10/18 xã); Giao Thủy (16/22 xã, thị trấn) và Ý Yên (13/32 xã).

Tổng số lợn chết, tiêu hủy là 43.491 con (lợn nái: 13.230 con; lợn đực giống 160 con; lợn thịt: 10.017 con, lợn choai: 6.205 con, lợn con: 13.879 con). Tổng trọng lượng tiêu hủy 2.164,4 tấn.

Như vậy, không có huyện, thành phố nào của tỉnh Nam Định “thoát khỏi” bệnh DTLCP. Hiện dịch vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại và tiếp tục lây lan ra diện rộng ở các thôn, xóm, xã, huyện trong tỉnh này. Số đầu lợn mắc bệnh, ốm, phải đưa đi tiêu hủy tăng từng ngày…

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định, bà Hoàng Thị Tố Nga chia sẻ, trên địa bàn tỉnh, chăn nuôi nông hộ chiếm đa số với trên 70% tổng số hộ chăn nuôi; giai đoạn đầu bệnh DTLCP chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh thú y và an toàn sinh học không tốt. Tuy nhiên, thời điểm này dịch đã phát sinh tại các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn.

Bên cạnh đó, thời tiết mưa nắng xen kẽ, độ ẩm không khí cao rất thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, đồng thời gây khó khăn cho công tác tiêu độc khử trùng. Phương thức phát tán virus và lây lan bệnh đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát; mầm bệnh có sức đề kháng rất cao với môi trường, có độc lực rất cao và đã lưu hành ở nhiều địa phương trong tỉnh (trên 50% số xã).

“Nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới rất cao”, bà Nga cho biết thêm.

10-58-03_nh_2
Trên địa bàn xã Trực Chính chưa có một chốt kiểm dịch nào được dựng lên

Ngay sau khi địa bàn có dịch, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng ứng phó khẩn cấp với DTLCP. Phân bổ 25.000 lít hóa chất cho các địa phương phục vụ phòng, chống dịch… Ngày 19/4/2019, Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ đợt 2 cho tỉnh Nam Định 15.000 lít hóa chất sát trùng từ nguồn dự trữ quốc gia phòng, chống DTLCP.

Theo bà Nga, có nhiều nguyên nhân khiến dịch lây lan trên diện rộng ở địa bàn tỉnh. Do nhận thức của một số hộ chăn nuôi về phòng chống dịch chưa cao nên còn tình trạng không thông báo khi có lợn ốm và tự ý điều trị mắc bệnh. Một số người hành nghề thú y chưa tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh nên trong quá trình tiêm phòng, chữa bệnh đã làm lây lan dịch…

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm