| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn châu Phi phủ kín Thành Nam

Thứ Sáu 26/04/2019 , 14:10 (GMT+7)

Tại Nam Định, sau gần 2 tháng xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), tính đến ngày 24/4/2019, trên địa bàn tỉnh này đã có 10/10 huyện, thành phố “dính” dịch.

10-58-03_nh_1
Lực lượng thú y tiêu hủy ổ DTLCP đầu tiên tại Nam Định

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, từ ngày 8/3 - 24/4/2019, bệnh DTLCP đã xảy ở 9.056 hộ chăn nuôi tại 150 xã, phường, thị trấn của 10/10 huyện, thành phố.

Trong đó, huyện Hải Hậu là địa phương có tới 33/35 xã, thị trấn đã công bố có ổ dịch. Tiếp đến là huyện Trực Ninh (20/21 xã, thị trấn), Xuân Trường (17/20 xã, thị trấn), Nghĩa Hưng (15/25 xã, thị trấn), Mỹ Lộc (10/11 xã, thị trấn), Nam Trực (18/20 xã, thị trấn); TP. Nam Định (6 xã, phường); Vụ Bản (10/18 xã); Giao Thủy (16/22 xã, thị trấn) và Ý Yên (13/32 xã).

Tổng số lợn chết, tiêu hủy là 43.491 con (lợn nái: 13.230 con; lợn đực giống 160 con; lợn thịt: 10.017 con, lợn choai: 6.205 con, lợn con: 13.879 con). Tổng trọng lượng tiêu hủy 2.164,4 tấn.

Như vậy, không có huyện, thành phố nào của tỉnh Nam Định “thoát khỏi” bệnh DTLCP. Hiện dịch vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại và tiếp tục lây lan ra diện rộng ở các thôn, xóm, xã, huyện trong tỉnh này. Số đầu lợn mắc bệnh, ốm, phải đưa đi tiêu hủy tăng từng ngày…

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định, bà Hoàng Thị Tố Nga chia sẻ, trên địa bàn tỉnh, chăn nuôi nông hộ chiếm đa số với trên 70% tổng số hộ chăn nuôi; giai đoạn đầu bệnh DTLCP chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh thú y và an toàn sinh học không tốt. Tuy nhiên, thời điểm này dịch đã phát sinh tại các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn.

Bên cạnh đó, thời tiết mưa nắng xen kẽ, độ ẩm không khí cao rất thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, đồng thời gây khó khăn cho công tác tiêu độc khử trùng. Phương thức phát tán virus và lây lan bệnh đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát; mầm bệnh có sức đề kháng rất cao với môi trường, có độc lực rất cao và đã lưu hành ở nhiều địa phương trong tỉnh (trên 50% số xã).

“Nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới rất cao”, bà Nga cho biết thêm.

10-58-03_nh_2
Trên địa bàn xã Trực Chính chưa có một chốt kiểm dịch nào được dựng lên

Ngay sau khi địa bàn có dịch, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng ứng phó khẩn cấp với DTLCP. Phân bổ 25.000 lít hóa chất cho các địa phương phục vụ phòng, chống dịch… Ngày 19/4/2019, Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ đợt 2 cho tỉnh Nam Định 15.000 lít hóa chất sát trùng từ nguồn dự trữ quốc gia phòng, chống DTLCP.

Theo bà Nga, có nhiều nguyên nhân khiến dịch lây lan trên diện rộng ở địa bàn tỉnh. Do nhận thức của một số hộ chăn nuôi về phòng chống dịch chưa cao nên còn tình trạng không thông báo khi có lợn ốm và tự ý điều trị mắc bệnh. Một số người hành nghề thú y chưa tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh nên trong quá trình tiêm phòng, chữa bệnh đã làm lây lan dịch…

 

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất