| Hotline: 0983.970.780

Dịch tai xanh đang mạnh

Thứ Tư 11/08/2010 , 11:20 (GMT+7)

2 tuần qua cả nước lại có thêm 7 tỉnh “dính” dịch tai xanh, trong đó 22 huyện và 167 xã phát sinh mới.

* Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần phê bình Viện Thú y

Chiều qua tại cuộc họp BCĐ Quốc gia phòng chống dịch CGC, Q. Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm cho biết, hiện toàn quốc không còn tỉnh nào có dịch CGC và LMLM chưa qua 21 ngày. Nhưng 2 tuần qua cả nước lại có thêm 7 tỉnh “dính” dịch tai xanh, trong đó 22 huyện và 167 xã phát sinh mới.

Theo ông Năm, không kể đợt dịch thứ nhất tại 16 tỉnh, TP phía Bắc, trong đợt dịch thứ 2 này, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch tai xanh tại 293 xã, phường, thị trấn của 48 huyện, thị thuộc 16 tỉnh gồm: Nghệ An, Sóc Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đăklăk và Hậu Giang. Tỉnh Tiền Giang thiệt hại nặng nề nhất với 30.661 con bị mắc bệnh, 14.767 con bị chết và tiêu hủy.

Theo thống kê của Cục Thú y, đến thời điểm này tổng số lợn mắc bệnh trong đợt dịch thứ 2 là 80.070 con trong tổng đàn 105.067 con; trong đó có 22.989 con bị chết và tiêu hủy. Như vậy tổng số lợn bị tai xanh qua đợt là 236.661 con, trong đó chết và tiêu hủy 97.500 con; gần bằng ½ số lợn bị dịch tai xanh năm 2008.

Ông Năm nhận định diễn biến dịch tai xanh tại các tỉnh Nam bộ đang hết sức phức tạp và diễn biến xấu. Do công tác giám sát, phát hiện dịch chậm, nhiều hộ chăn nuôi đã bán chạy lợn mắc bệnh. Hơn nữa do tính chất nguy hiểm của dịch kết hợp với thời tiết thuận lợi cho virus tồn tại và phát tán nên nguy cơ dịch tiếp tục lây lan rộng ở tỉnh có dịch và xuất hiện ở địa phương khác trong vùng có dịch là rất cao…

Đại diện Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ cho biết, kết quả từ các mẫu bệnh phẩm lợn mắc dịch tai xanh ở các tỉnh phía Nam do nước ngoài vừa xét nghiệm cho thấy, virus tai xanh rất tương đồng với độc lực virus tai xanh năm 2007, đồng thời giống chủng virus tai xanh ở Trung Quốc năm 2009. Cục trưởng Hoàng Văn Năm khẳng định, đây là virus thể độc lực cao rất giống virus trong đợt dịch thứ nhất ở miền Bắc.

Về diễn biến dịch tai xanh ở Lào, Q. Cục trưởng Hoàng Văn Năm cho biết, hiện 7/9 huyện ở Thủ đô Viêng Chăn có lợn mắc dịch tai xanh với 24 ổ dịch. Trung Quốc đã hỗ trợ cho Lào 20.000 liều vacxin tai xanh để tiêm phòng vùng bị dịch. Cục Thú y VN đã cử cán bộ sang giúp Lào.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần thẳng thắn phê bình Viện Thú y chưa có chiến lược nghiên cứu bệnh tai xanh trước mắt và lâu dài. Bộ đã giao cho Viện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về lĩnh vực này song đến nay vẫn chưa tổng kết. “Nếu chúng ta không có biện pháp nghiên cứu để đẩy lùi dịch bệnh mà hàng năm cứ phải đối phó dịch tai xanh thế này thì rất tốn kém và vất vả”-Thứ trưởng lo lắng.

Cũng theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, trong đợt dịch này các tỉnh phía Nam rất lúng túng khi hỗ trợ tiêu hủy. Chẳng hạn tỉnh Tiền Giang chỉ hỗ trợ các hộ đăng kí số lượng chăn nuôi với tỉnh là rất vô lý. Còn tỉnh Long An cho rằng hết quỹ dự phòng nên chưa hỗ trợ được. “Họ là lãnh đạo mà không chịu nghiên cứu văn bản gì cả. Bộ Tài chính đã nói rõ ràng, tỉnh nào hết quỹ dự phòng thì đề xuất Chính phủ cấp bổ sung. Chính sách có mà không chịu làm, để dân thiệt thòi là có tội”-Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng cũng yêu cầu các tỉnh có ổ dịch nhỏ lẻ phải tập trung tiêu hủy hết: “Tỉnh Bình Dương có 245 con mắc bệnh chỉ tiêu hủy có 10 là sao? Đồng Nai có 88 con mắc bệnh chỉ tiêu hủy 64 con, để lại 7 con để làm gì? Tôi đề nghị Cục Thú y trực tiếp vào chỉ đạo tiêu hủy triệt để các ổ dịch lẻ tẻ này, tránh lây lan ra chỗ khác”.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm