| Hotline: 0983.970.780

Diêm dân trúng mùa muối

Thứ Tư 22/05/2019 , 06:45 (GMT+7)

Theo nhiều diêm dân, năm nay giá muối bán ra thị trường không cao, chỉ bằng mấy năm trước, thế nhưng sản lượng muối rất khá do trời nắng gắt.

Thời tiết thuận

Hiện nay giá muối thương lái mua 40.000 đồng/bao 50kg (tương đương 800 đồng/kg), ngang mấy năm trước, thế nhưng nhờ thời tiết thuận lợi, sản lượng muối tăng cao nên diêm dân ở TX Sông Cầu (Phú Yên) đang phấn khởi.

Thu hoạch muối trên cánh đồng Tuyết Diêm (TX Sông Cầu).

Thời gian qua, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã thực hiện mô hình hỗ trợ cho diêm dân sản xuất muối trải bạt (muối sạch), đến nay vùng muối Tuyết Diêm (TX Sông Cầu) có 6ha sản xuất muối sạch. Hiện muối sạch được thương lái mua 1.200 đồng/kg. Cùng với đó, thời gian đến đưa diện tích muối sạch lên đến 150ha.

Nửa buổi sáng, ông Bùi Tấn ra cánh đồng muối Lệ Uyên (xã Xuân Phương, TX Sông Cầu) trước nhà xới muối. Theo ông Tấn, khi ruộng bắt muối (kết tinh) thì người làm muối dùng bàn cào xới muối sau đó cào dồn đống. Muối khi kết tinh hột nọ đè lên hột kia vậy nên phải xới để muối rời ra. Lúc cào dồn đống để muối trăng thì phải canh khi ruộng muối còn ít nước, còn để ruộng khô thì muối đen.

Ông Tấn giải thích: Sở dĩ cào muối còn ít nước chân thì hột muối chạy lướt qua trên mặt ruộng, còn để ruộng khô thì hột muối chà xuống lớp bùn bán đen. Thế nhưng cùng với đó trên một diện tích (ô muối) thì sản lượng cào khi ruộng muối còn ít nước đạt thấp hơn cào ruộng khô. Cụ thể, 1 ô muối kết tinh khi cào buổi trưa ruộng còn nước cho 3 bao nhưng để đến 3 giờ chiều muối kết tinh thêm thì cào được 4 bao.

Hiện nay, tại cánh đồng muối Lê Uyên, thương lái lựa muối trắng với giá 40.000 đồng/bao 50kg (tương đương 800 đồng/kg), còn muối đen chừa lại sau đó khoảng 5-10 sau mới mua giá thấp hơn 30.000 -35.000 đồng/bao (tùy theo chất lượng). Cũng chính vì thế vùng này diêm dân chọn cách làm muối trắng để bán chạy.

Tại cánh đồng muối Lê Uyên, Thương lái lựa muối trắng với giá 40.000 đồng/bao 50kg.

Với sức nắng những ngày qua, 4 ngày diêm dân cào lứa muối. Trung bình 1 mẫu muối (trong đó phân ra đám chứa nước mặn, đám chịu, đám ăn…), mỗi lần cào cho ra 40 bao với giá bán như hiện nay thì người làm muối thu được 1,6 triệu đồng, trừ chi phí thuê công cào dồn đống 200.000 đồng/công, công gánh 250.000 đồng, công hốt 150.000 đồng…còn lại chủ ruộng hưởng 800.000 đồng.
 

Mở rộng diện tích muối sạch

Những ngày này tại vùng muối Tuyết Diêm, trời nắng ruộng bắt muối nhanh nên diêm dân tranh thủ cào gánh muối đổ đóng chờ muối ráo bán cho thương lái. Bà Phan Thị Liên, một người làm muối ở Tuyết Diêm giãi bày: Muối gánh đổ đống, ngày sau muối ráo là thương lái đến vô bao. Muối làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó nên diêm dân mừng.

Cũng theo bà Liên, sản lượng muối làm ra đạt nhưng nghề làm muối ngắn, thường tháng Giêng âm lịch “bày” ruộng ra (tức là dựng bờ, cuốc xới đất, đầm mặt…), bước qua đầu tháng 3 cho lứa muối đầu tiên, đến hết tháng 7 là kết thúc, vì qua tháng 8 có mưa lạnh đất, làm muối không cho sản lượng, vì vậy một năm có 5 tháng làm muối.

Vùng muối Tuyết Diêm có nhiều người áp dụng làm muối trải bạt trắng tinh nên thương lái mua giá cao, còn muối đen ế hơn. Thế nhưng, theo nhiều người làm muối, khó khăn hiện nay là do không có vốn đầu tư sản xuất muối trải bạt, trung bình 1 đám muối rộng 1 sào chi phí trải bạt tốn 5 triệu đồng.

Thường 1 dây ruộng có 6 đám chi phí lên đến 30 triệu đồng, thời gian sử dụng 4-5 năm. Vì chi phí cao nên nhiều người không có vốn đầu tư đành phải làm muối thủ công. Vì vậy ngành chức năng hỗ trợ vốn vay để diêm dân tiếp cận nghề làm muối sạch.

Những vụ muối vừa qua, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã thực hiện mô hình hỗ trợ cho nông dân sản xuất muối trải bạt từ đó diêm dân nhân rộng, đến nay vùng muối Tuyết Diêm có 6ha sản xuất muối trải bạt. Hiện muối trải bạt được thương lái mua 1.200 đồng/kg, muối làm ra đến đâu bán hết đến đó.

Thời gian đến TX Sông Cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng muối sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng với 150ha, sản lượng đạt từ 34.000-36.000 tấn muối sạch.

Theo ông Đào Mỹ, Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, kế hoạch của UBND thị xã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên các lĩnh vực, cụ thể đối với diêm nghiệp, tổ chức triển khai thực hiện Dự án quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối đến năm 2020, trong đó đã lập xong dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối Tuyết Diêm. Thời gian qua, công nghệ trong sản xuất và chế biến muối từng bước đổi mới, nhất là mô hình sản xuất muối sạch bước đầu có hiệu quả.

Thời gian đến, đẩy mạnh thực hiện dự án quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tầm nhìn đến năm 2030; trong đó cải tạo, nâng cấp diện tích sản xuất muối hiện có từ 180ha, sản lượng bình quân đạt 17.000-18.000tấn/năm lên 220 ha, sản lượng đạt 34.000 tấn. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng muối sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Xuân Bình, Xuân Phương, Xuân Yên với 150ha, sản lượng đạt từ 34.000-36.000 tấn muối sạch.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm