| Hotline: 0983.970.780

Điểm hẹn nghệ thuật tại Thủ đô: Vì sao khó?

Thứ Năm 27/02/2014 , 10:36 (GMT+7)

Không có những chương trình nghệ thuật định kỳ để trở thành điểm hẹn của người dân Hà Nội và du khách quốc tế.

Không có những chương trình nghệ thuật định kỳ để trở thành điểm hẹn của người dân Hà Nội và du khách quốc tế. Nhiều chương trình đã mở ra cũng khó thành công. Song những người yêu nghệ thuật truyền thống vẫn tiếp tục gây dựng. Chương trình "Đêm hoàng cung" là một ví dụ.

Không kéo được khán giả

Người dân Hà Nội cũng như khách du lịch đến Thủ đô không có những chương trình giải trí nghệ thuật định kỳ vào các buổi tối. Đây là điều đáng tiếc trong khi chúng ta có tiềm năng rất lớn về sự đa dạng của các chương trình nghệ thuật truyền thống.

Để khắc phục khoảng trống này, nhiều chương trình đã được mở ra nhưng cũng không thành công. Có thể kể đến chương trình xiếc "Làng tôi", chương trình nghệ thuật Hồn Việt…

Tham vọng tổ chức những chương trình nghệ thuật đưa sân khấu, nghệ thuật truyền thống đến với khán giả Hà Nội và du khách khi đến Thủ đô là đáng trân trọng, song vì thiếu cái bắt tay giữa những người làm nghệ thuật với các hãng lữ hành nên các chương trình nghệ thuật kể trên đều không có khán giả.

Chương trình xiếc "Làng tôi" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, từng được giải thưởng đặc biệt ở các liên hoan xiếc quốc tế, được khán giả các nước đánh giá cao mỗi khi đoàn xuất ngoại biểu diễn. Thế nhưng, cuối năm 2013, khi Liên đoàn Xiếc Việt Nam có ý định biểu diễn định kỳ tuần/lần tại Nhà hát Lớn Hà Nội để phục vụ nhân dân và du khách thì lại không thành công. Mỗi buổi diễn chỉ bán được vài vé đã buộc chương trình phải dừng lại.

Trước đó, chương trình Hồn Việt từng nổi tiếng trong TP. Hồ Chí Minh của nghệ sỹ Linh Huyền cũng “khăn gói” ra Hà Nội. Dự kiến mỗi tuần một buổi diễn tại “thánh đường sân khấu” Nhà hát Lớn Hà Nội cũng tiêu tan chỉ sau vài buổi diễn vì quá ít khán giả.

Song thất bại không có nghĩa là dừng lại. Một chương trình mới lại được mở ra, đó là chương trình nghệ thuật "Đêm hoàng cung" với những tiết mục nghệ thuật đặc trưng của sân khấu tuồng, hy vọng thắp sáng một điểm hẹn cho những người yêu nghệ thuật sân khấu của Thủ đô và những du khách khi đến với Hà Nội.


"Đêm hoàng cung" hy vọng tạo điểm hẹn cho nghệ thuật tại Thủ đô

Những vị khách quốc tế đến với chương trình "Đêm hoàng cung" của Nhà hát Tuồng Việt Nam tại Rạp Hồng Hà không khỏi thích thú bởi ngay từ khi bước vào đã gặp một không gian văn hoá rất đặc biệt của nghệ thuật tuồng truyền thống. Họ được các nghệ sĩ xúng xính trong trang phục lộng lẫy của tuồng mời một tách trà hoa cúc thơm ngào ngạt, được nghe giới thiệu cách thức hoá trang mặt tuồng, trang phục của các nhân vật với các vai vua, hoàng hậu và các nhân vật trong trích đoạn tuồng, được giới thiệu các nhạc cụ truyền thống…

Niềm tin thành công

"Đêm hoàng cung" được chia làm 2 phần, một phần là nghệ thuật sắp đặt mô tả không gian văn hoá nghệ thuật tuồng, giới thiệu cho khách tới xem có thể trò chuyện, chụp ảnh kỷ niệm với người nghệ sĩ, vừa tận mắt được chứng kiến, tìm hiểu cặn kẽ các đạo cụ, cách thức diễn tuồng, nhân vật trong trích đoạn mà họ sẽ được xem. Phần hai là nội dung chính, phục dựng lại chương trình biểu diễn tuồng truyền thống phục vụ trong hoàng cung xa xưa.

Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức các tiết mục nổi tiếng như: Múa cờ, Ông già cõng vợ đi xem hội, Liêm Cương thuần phục ngựa, Hát múa hầu thánh…

Tác giả chương trình Đặng Bá Tài chia sẻ: Ê kíp xây dựng muốn tạo ra một sự thay đổi tất cả các không gian văn hoá nghệ thuật diễn ra trên sân khấu với mục đích lớn nhất là giúp khách du lịch biết đến nhiều hơn, kỹ lưỡng hơn về bộ môn nghệ thuật tuồng truyền thống này.

Tác giả Đặng Bá Tài cho biết, ở nước ngoài khi tiến hành xây dựng chương trình thì họ đã có trước các đơn đặt hàng cũng như đối tượng để xem biểu diễn. Nhưng, ở ta thì thường ngược lại, cứ có chương trình mới bắt đầu đi khai thác biểu diễn bởi tình hình sân khấu truyền thống nói chung đều đang gặp rất nhiều khó khăn, đối tượng khách du lịch tới Việt Nam vẫn chỉ được các Cty lữ hành giới thiệu xem múa rối mà ít mặn mà với các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác, đặc biệt là tuồng.

Vì vậy, chương trình có phụ đề tiếng Anh và dẫn dắt bởi MC. MC lại chính là những vị quan thái giám ra giới thiệu những trích đoạn, nét văn hoá đặc sắc của tuồng cho khán giả… So với các chương trình biểu diễn phục vụ khách du lịch của tuồng trước đây thì rõ ràng "Đêm hoàng cung" được đầu tư công phu và bài bản hơn rất nhiều, đặc biệt là có cách tiếp cận gần hơn với khán giả qua nghệ thuật tương tác.

Được biết Nhà hát Tuồng Việt Nam đã từng có những động tác như tham gia hội nghị giới thiệu nghệ thuật truyền thống với ngành du lịch, mời các đối tác du lịch tới xem miễn phí để giới thiệu chương trình... Nhưng rốt cuộc thì sự bắt tay giữa du lịch với nghệ thuật tuồng vẫn còn là khoảng trống khó lấp. Chương trình ra mắt ngày 26/2, có sự vào cuộc của Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL) hy vọng sẽ kéo được khán giả tới với sân khấu tuồng truyền thống.

Trong các tour du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… họ luôn chú trọng đan cài giới thiệu các chương trình nghệ thuật truyền thống của nước họ. Vậy mà khi đến với Việt Nam, đa phần bạn bè quốc tế chỉ có một kiến thức rất hẹp đó là xem múa rối nước. Trong khi, chúng ta có tiềm năng lớn để quảng bá văn hóa truyền thống với rất nhiều loại hình nghệ thuật khác như tuồng, chèo, cải lương…

Đã tới lúc không thể để đơn lẻ các nhà hát, các nghệ sĩ đi móc nối biểu diễn cho khách du lịch nữa mà cần có một nhạc trưởng đứng ở giữa làm cầu nối giữa du lịch và các nhà hát mà cần tiếng nói, sự vào cuộc của ngành du lịch. Điều này đã được khởi đầu với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch trong chương trình "Đêm hoàng cung".

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm