| Hotline: 0983.970.780

'Điểm mặt các anh tài' trên chiến trường Syria

Thứ Ba 11/04/2017 , 13:10 (GMT+7)

Cuộc xung đột ở Syria càng trở nên phức tạp và thậm chí bước sang giai đoạn leo thang mới khi Nga có những bước đi can thiệp. Song, trên chiến trường Syria đâu chỉ có Nga và Mỹ...

Syria từ lâu đã là đồng minh chính của Nga ở Trung Đông, đồng thời là khách hàng quan trọng của nền công nghiệp vũ khí Nga. Căn cứ quân sự ở nước ngoài duy nhất của Nga cũng được đặt ở Syria từ thời Chiến tranh lạnh.

Với mục tiêu ủng hộ Tổng thống Assad, duy trì ảnh hưởng trong khu vực và xa hơn, đầu tháng 10/2015, Nga bắt đầu các cuộc không kích vào một số địa điểm ở Syria. Điện Kremlin nói máy bay Nga nhằm vào các cơ sở của IS trong khi Mỹ và đồng minh lại nói khác, rằng nhiều lực lượng đối lập nhỏ hơn bao gồm cả Quân đội Syria Tự do là mục tiêu của các cuộc tấn công.

Và đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, quân đội Mỹ và Nga cùng can dự trong một cuộc chiến có vũ trang với các mục tiêu đối lập nhau.

15-25-45_russin-irstrikes-syri-isis
Một chiếc cường kích Su-25 của Không quân Nga hoạt động tại Syria (Ảnh: newsweek.com)

Tuy nhiên, trên chiến trường Syria đâu chỉ có Nga và Mỹ.
 

Ai là ai?

Có thể chia các lực lượng trên chiến trường Syria hoặc có can dự vào cuộc xung đột này ra làm hai phe chính: Phe ủng hộ và phe chống Bashar al-Assad.

Thứ nhất là phe chống đối và những việc họ đã và đang tiến hành. Đứng đầu là Mỹ. Nước này ủng hộ Quân đội Syria Tự do và các nhóm phiến quân "ôn hòa", theo News Decoder. Mỹ chống chính quyền Assad, IS, các nhóm Hồi giáo cực đoan bao gồm cả al Qaeda chi nhánh địa phương hay Jabhat al-Nusra. Mỹ tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái vào lực lượng IS. Đồng thời, quân đội Mỹ huấn luyện và trang bị vũ khí, quân cụ cho các nhóm phiến quân Syria.

Nước thứ hai chống Assad và cả IS là Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này tuyên bố IS có mối liên hệ với nhóm phiến quân PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ. Là đồng minh của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiên ủng hộ liên minh giữa Mỹ và phiến quân chống chính phủ Syria. Cụ thể hóa việc này, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ không quân của mình, cho phép Quân đội Syria Tự do chạy qua lãnh thổ nước này trong trường hợp bị truy đuổi, cung cấp thiết bị quân sự cho phe nổi dậy, chấp nhận hàng triệu người tị nạn từ Syria.

Thêm vào danh sách này là Qatar và Ảrập Xêút. Hai nước này chống chính phủ Assad và ủng hộ một số nhóm phiến quân Syria. Ảrập Xêút vận chuyển vũ khí và ủng hộ tài chính cho phiến quân Syria, tham gia các cuộc không kích do Mỹ tổ chức nhằm vào IS. Qatar cung cấp tài chính, huấn luyện quân nổi dậy Syria. Căn cứ không quân chính mà Mỹ sử dụng để không kích IS là Al Udeid, nằm trên đất Qatar.

Phe chống Assad còn có Pháp và Anh, hai đồng minh trong NATO cùng với Mỹ. Quân đội hai nước này cũng tham gia các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu.

Phe ủng hộ Assad chỉ có hai nước là Nga và Iran. Iran là đồng minh quan trọng nhất trong khu vực của chính thể Bashar al-Assad. Là quốc gia có đa số theo Hồi giáo dòng Shia, Iran chống lại các chiến binh người Sunni bao gồm Quân đội Syria Tự do, IS và những kẻ cực đoan dòng Sunni. Iran đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính phủ Syria, bao gồm cả việc phái cố vấn, gửi vũ khí và hỗ trợ tài chính cho chính quyền Assad kể từ khi xung đột nổ ra từ năm 2011. Nhóm du kích Hezbollah, đồng minh của Iran tại Lebanon cũng tham gia hỗ trợ Assad vào năm 2012.

Đồng minh quan trọng nhất của chính quyền Assad là Nga. Syria là đồng minh chính của Nga ở Trung Đông. Nga chính thức chống IS cho dù liên minh do Mỹ đứng đầu nói Nga còn tấn công cả những nhóm nổi dậy khác. Từ lâu, Nga là nhà cung cấp vũ khí chính của quân đội chính phủ. Gần đây, Nga thực hiện nhiều vụ không kích nhằm vào các nhóm phiến quân.
 

Những toan tính

Một trong những mục tiêu của Nga là bảo vệ căn cứ hải quân quan trọng đặt tại cảng Tartus của Syria. Đây là căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải, phục vụ Hạm đội Biển Đen. Nga cũng bố trí lực lượng tại một căn cứ không quân ở Latakia, thánh địa của người Hồi giáo Shia Alawite mà Tổng thống Assad là thủ lĩnh, theo BBC.

Các tân binh của Quân đội Syria Tự do, lực lượng được Mỹ hậu thuẫn (Ảnh: ABC)

Tất nhiên, điều dễ hiểu là mặc dù tuyên bố nhiều lý do, trong đó có cả những lý do nhân đạo, mỗi bên tham gia xung đột Syria đều theo đuổi những mục tiêu riêng phục vụ ý đồ chính trị của mình, phục vụ lợi ích của nước mình.

Mỹ muốn thay chế độ Assad thân Nga bằng một chính phủ thân Mỹ, như đã làm với Ukraine, Libya hay Iraq. Mỹ tố cáo Tổng thống Assad phải chịu trách nhiệm về “những hành vi tàn bạo quy mô lớn” và rằng ông này phải ra đi. Nhưng Mỹ đồng ý cần thiết phải đối thoại để kết thúc chiến tranh và thành lập một chính quyền cho thời kỳ chuyển giao chế độ. Kể từ năm 2014, Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vào IS và các nhóm thánh chiến khác ở Syria. Nhưng họ tránh thực hiện các cuộc tấn công có thể làm lợi cho lực lượng của tổng thống Assad hoặc làm gián đoạn cuộc chiến giữa chính quyền và các nhóm phiến quân.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất