| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 01/10/2015 , 07:35 (GMT+7)

07:35 - 01/10/2015

Điểm mặt tham nhũng

Nếu như trước đây chỉ vài ba tỷ, thì ngày nay, số tiền tham nhũng, gây thất thoát trong mỗi vụ án là trăm tỷ, ngàn tỷ. Và mật độ các đại án tham nhũng, gây thất thoát bị đưa ra xét xử càng ngày càng dầy.

Ngày 28/9, cuộc họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo), do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo, chủ trì, đã thống nhất chủ trương đưa 8 vụ án tham nhũng kinh tế trọng điểm ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Quyết định đó được dư luận xã hội đồng tình. 

Tám vụ “đại án” tham nhũng đó là vụ Lâm Ngọc Khuân và đồng phạm; vụ Phạm Văn Cử và đồng phạm; vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm; vụ Dương Thanh Cường và đồng phạm; vụ Vũ Quốc Hảo và đồng phạm; vụ Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm; vụ Lê Hùng Sơn và đồng phạm; vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm.

Trong đó, Lâm Ngọc Khuân, nguyên chủ tịch HĐQT công ty TNHH Phương Nam và đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt của ngân hàng gần 1.000 tỷ đồng;

Phạm Thị Bích Lương, nguyên giám đốc Agribank Nam Hà Nội, đã vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng, cho một doanh nghiệp nước ngoài vay hàng ngàn tỷ đồng mà không có cơ chế giám sát. Đến khi chủ doanh nghiệp bỏ về nước, để lại cho ngân hàng một món nợ khổng lồ mà không thu hồi được;

Phạm Văn Cử, nguyên giám đốc Agribank quận 7 TP Hồ Chí Minh và đồng phạm đã khiến Nhà nước thiệt hại trên 600 tỷ đồng;

Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính III thuộc Agribank đã biến một con tàu lặn có giá 100 triệu đồng thành 130 tỷ đồng để tham ô, trong đó riêng Hảo tham ô 79 tỷ đồng;

Trần Quốc Đông, nguyên phó Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, đã nhận hối lộ của Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) 11 tỷ đồng…

Cách đây mươi năm, các vụ án tham nhũng, chỉ tham ô, làm thất thoát tài sản Nhà nước vài ba trăm triệu hay một vài tỷ đồng, đã khiến dư luận xã hội rúng động. Thì nay, những vụ tham nhũng, làm thất thoát chừng ấy chỉ là những “con muỗi” hay “con tép”.

Điều đó cho thấy mức độ tham nhũng, gây thất thoát càng ngày càng vừa khủng khiếp vừa tinh vi. Bọn tham nhũng cấu kết với nhau thành bè, thành dây để che đậy hành vi của mình, đối phó với các cơ quan pháp luật. Nếu như trước đây chỉ vài ba tỷ, thì ngày nay, số tiền tham nhũng, gây thất thoát trong mỗi vụ án là trăm tỷ, ngàn tỷ. Và mật độ các đại án tham nhũng, gây thất thoát bị đưa ra xét xử càng ngày càng dầy.

Chỉ chưa đến 5 năm mà nào là đại án Vinashin, nào đại án Vinalines, nào đại án Huyền Như và 8 đại án trên. Mà đây mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” như nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế. Tham nhũng đã thực sự trở thành quốc nạn, gặm mòn sinh lực của đất nước.

Chủ trương đưa 8 đại án tham nhũng kinh tế trọng điểm trên ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng, đã thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc chống tham nhũng, thượng tôn pháp luật.

Và chính quyết tâm này đã củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm