| Hotline: 0983.970.780

Điểm mới trong quản lý dịch hại

Thứ Năm 08/12/2011 , 10:11 (GMT+7)

A– Thuốc trừ nấm sinh học

Trong tự nhiên, hầu hết các loài bệnh hại đều có một số sinh vật đối kháng để khống chế, chúng được gọi là phòng trừ sinh học. Trong thiên nhiên có vô số thí dụ điển hình về phòng trừ sinh học. Trong một số loại đất có các vi sinh vật có thể khống chế phát triển của nấm bệnh, không có cân bằng này thì các loài nấm bệnh sẽ chiếm ưu thế trong thiên nhiên. Diện tích trồng lúa sẽ giảm nếu các giống nhiễm bệnh được trồng qua nhiều năm. Các điều tra cho thấy mỗi loài vi sinh vật gây bệnh trên cây trồng đều có những con vi sinh khác khống chế.

Hiện nay người ta đã sản xuất được nhiều loại thuốc trừ nấm sinh học từ nấm hay vi khuẩn. Các thuốc trừ nấm sinh học có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau, phần lớn ngăn cản không cho nấm bệnh sinh sản như cạnh tranh, đối kháng, tiết ra chất kháng sinh, kích thích hệ thống cây tạo ra phản ứng phòng vệ, tấn công và ăn các khuẩn ty nấm bệnh.

Một số chất ly trích của cây lại có tác dụng trị bệnh. Trên thị trường có nhiều sản phẩm ly trích từ cây xoan Ấn Độ, chất ly trích của cây cốt khí, thuộc họ Rau răm.

B – Chủng ngừa

Giảm độc lực hay công phá của nấm gây bệnh bằng virus hay các chất giống như virus được gọi là chủng ngừa. Sự kiện này được ghi nhận đầu tiên tại vùng trồng cây hạt dẻ tại Bỉ và Pháp bị nhiễm bệnh ghẻ cháy tự nhiên khỏi bệnh. Tại châu Âu phổ biến trị bệnh ghẻ cháy trên cây hạt dẻ bằng dòng nấm có độc lực yếu hơn. Vùng trồng hạt dẻ tại Mỹ trong thời gian tới cũng sẽ áp dụng phương pháp này. Chủng ngừa còn áp dụng trên các loài nấm khác như nấm gây bệnh đốm vằn Rhizoctonia solani, nấm gây bệnh thối bông và rễ lúa mỳ Gaeumonnomyces graminis, và nhiều loài nấm khác.

C – Kích kháng

Việc kích thích cây tạo phản ứng phòng vệ nhân tạo bằng cách chủng vi sinh vật hay hóa chất được gọi là kích kháng. Những cây này đáp ứng các kích thích nguyên cả cây để làm giảm mức độ thiệt hại trước tấn công của nhiều tác nhân gây bệnh do nấm, vi khuẩn và virus. Những nghiên cứu bước đầu về lĩnh vực này là chủng nấm hay vi khuẩn để ngừa nhiễm bệnh giai đoạn sau.

Hiện có 2 sản phẩm kích kháng trong thị trường: Actiguard và Messenger. Những sản phẩm này được phun lên cây trồng theo lịch định kỳ sẽ đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn xâm nhiễm của nấm, vi khuẩn hay virus.

D – Cây trồng chuyển gen

Công nghệ di truyền cho phép chuyển gen kháng từ nguồn thực vật đa dạng và cũng từ nguồn bệnh. Những kỹ thuật này ngày càng ứng dụng rộng rãi để tạo ra giống kháng. Việc sử dụng gen kháng từ mầm bệnh có nguồn gốc lịch sử từ hệ thống bệnh virus trên cây trồng. Vào năm 1986 người ta thấy rằng cây thuốc lá được chuyển gen từ lớp vỏ protein của virus gây bệnh khảm thuốc lá TMV lại kháng được TMV rất mạnh. Hơn nữa, gen của vỏ protein TMV đi vào di truyền qua hạt để cho ra thế hệ sau đều kháng bệnh khâm TMV.

Kể từ năm 1986, nhiều loại cây trồng khác được chuyển vỏ protein của một hay nhiều virus gây bệnh. Những cây chuyển gen này chẳng những rất kháng với con virus cho vỏ bọc mà còn kháng với những virus khác có ít nhiều tương cận. Sau đó họ lấy những đoạn gen nằm ở vị trí khác của virus cũng cho kết quả tương tự. Như vậy sử dụng giống kháng qua chuyển gen từ tác nhân gây bệnh là phương pháp phòng chống hữu hiệu trong trường hợp các phương pháp khác áp dụng không hiệu quả.

E- Quản lý tính kháng thuốc trừ nấm

Trong thời gian qua, dịch hại kháng lại thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu đối với thuốc trừ sâu và thuốc trừ nhện nhưng không kháng thuốc trừ nấm. Nguyên nhân do trong thời kỳ đầu, mỗi loại thuốc trừ nấm tác động lên nhiều tiến trình biến dưỡng bên trong tế bào nấm (multi-site activity), nên nấm không thể tạo ra tính kháng trước nhiều loại độc tố khác nhau.

Tuy nhiên những thuốc trừ nấm gần đây lại tác động chủ yếu lên một chức năng chuyên biệt của tế bào (single-site activity), tính kháng bắt đầu hình thành. Khi một quần thể dịch hại tiếp xúc với một loại chất độc qua nhiều thế hệ, sẽ có vài cá thể chịu đựng được chất độc đó do nó thích ứng bằng cách thay đổi lộ trình của phản ứng biến dưỡng, hoặc có khả năng phân hũy chất độc hay thay đổi vị trí tiếp nhận để vô hiệu hóa chất độc.

Dù cơ chế nào đi nữa, nguy cơ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tác động ở một điểm (“single-site”), trong đó có thuốc trừ nấm là rất lớn. Một số điển hình về trường hợp kháng trong nhà kính cũng như ngoài đồng là Botrytis, đốm phấn (powdery mildews), và thối rễ do nấm Pythium.

a. Luân phiên sử dụng thuốc trừ nấm

Có nhiều chiến lược ngăn chặn tính kháng. Một trong những chiến lược đó là luân phiên sử dụng thuốc để nấm bệnh không thể liên tục tiếp xúc với một loại chất độc. Luân phiên đổi thuốc theo chu kỳ 2-4 đợt phun lập tức chuyển qua thuốc có tác động khác. Chiến lược này còn áp dụng cho thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện và thuốc trừ cỏ.

Một chiến lược khác là phối trộn giữa 2 loại thuốc trừ nấm với nhau, một loại thuộc nhóm phổ hẹp “single-site” và loại kia thuộc nhóm phổ rộng “multi-site”. Một thí dụ về sản phẩm loại này là Zyban, ConSyst, Sprectro 90 và Stature. Chiến lược hợp nhất giữa hai loại phổ tác động này thuận lợi nhờ có nhiều lọai thuốc trừ nấm phổ rộng như chlorothalonil, coppers and mancozeb. Điều quan trọng là khi phun phải phun đúng nồng độ theo khuyến cáo. Phun thuốc trừ nấm phổ hẹp liều lượng thấp hơn khuyến cáo liên tục sẽ dễ dàng kích thích phát triển tính kháng.

b. Sử dụng thuốc trừ nấm sinh học

Một số dòng nấm và vi khuẩn có khả năng phòng trừ sinh học trên bệnh cây trồng. Những sản phẩm này tác động trên nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và điểm tác động, kích thích cây phản ứng phòng vệ, sản xuất ra chất kháng sinh, tiêu hóa hệ nấm bệnh.

Đây là loại vi sinh vật tác động theo phổ rộng, chúng phát huy tác dụng khi được phun sớm và không hiệu quả khi nấm bệnh đã xâm nhập vào trong. Sử dụng thuốc sinh học cho phép nông dân giảm số lần phun thuốc hóa học. Những sản phẩm thuộc loại trên có tên thương mại là: RootShield, SoilGard, Trichodex, AQ10, Mycostop, GalltrollA, Companion, Serenade, Kodiak Deny.

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngoài việc sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh, nông dân đã sử dụng thuốc phòng trừ sinh học Trichoderma để trừ nấm Fusarium gây vàng lá chết cây quít, nấm Phytophthora trên xoài, cam quít… Thuốc kích kháng nông dân đã sử dụng Biosa của trường Đại học Cần Thơ đối với bệnh cháy lá lúa. Hướng nghiên cứu về kích kháng và thuốc trừ bệnh sinh học đang được đẩy nhằm khắc phục nhược điểm của thuốc hóa học đối với các nấm bệnh sống trong đất, khả năng kháng thuốc đối với nấm gây bệnh thán thư Colectotichum trên cây ăn trái và rau màu và nhất là các bệnh do virus gây ra.

Đối với các thuốc thảo mộc, các nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ cho thấy nước trích cỏ cứt heo, cỏ hôi và cây sống đời có khả năng tạo kích kháng đối với bệnh cháy lá, cháy bìa lá và khô vằn trên lúa (Trần Thị Thu Thủy, Phan Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Lùng, Nguyễn Khiết Tâm, Hiệp Kỳ Dương, Nguyễn Văn Tứ và H.J.L. Jorgensen).

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.