| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thứ Sáu 25/01/2019 , 08:21 (GMT+7)

Là một trong những huyện có thế mạnh về kinh tế biển của tỉnh Cà Mau, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Tân luôn chung sức, chung lòng, tích cực thực hiện các công trình, phần việc trong Chương trình MTQG xây dựng NTM.

09-07-39_viec_xy_dung_sn_phm_dc_trung_cu_moi_di_phuong_se_gop_phn_khng_dinh_duoc_cht_luong_v_gi_tri_sn_phm
Việc xây dựng sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Đáng chú ý, từ khi UBND tỉnh Cà Mau triển khai, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn tỉnh, huyện Phú Tân đã tập trung chỉ đạo quyết liệt chương trình này cho các xã, thị trấn, tiến hành đăng ký, xây dựng thương hiệu riêng cho đơn vị mình.

Đại diện lãnh đạo thị trấn Cái Đôi Vàm cho biết: “Cái Đôi Vàm có thế mạnh về kinh tế biển, người dân địa phương có cuộc sống ổn định từ nghề làm cá khô. Trong số các sản phẩm cá khô, thì địa phương có món cá khô khoai có thể coi là đặc sản của Cái Đôi Vàm. Hiện thị trấn đã đăng ký cá khô khoai là sản phẩm tiêu biểu để thực hiện chương trình OCOP”.

Trên địa bàn huyện Phú Tân hiện có nhiều sản phẩm tiêu biểu, mang hương vị và đặc trưng riêng. Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn đã hoàn tất việc đăng ký sản phẩm đặc trưng của địa phương về UBND huyện. Đáng chú ý, là sản phẩm cá khô khoai Cái Đôi Vàm; ruốc khô, cá ngát xã Tân Hải; ruốc biển xã Phú Tân; sò huyết xã Việt Thắng, Rạch Chèo; cá mú xã Nguyễn Việt Khái; chả cá phi xã Tân Hưng Tây, Phú Mỹ, Phú Thuận.

Ông Nguyễn Vũ An, người có nhiều năm sống bằng nghề làm khô cá khoai ngụ thị trấn Cái Đôi Vàm, thông tin: “Hằng năm, gia đình tôi SX khô cá khoai để cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh với số lượng lớn, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho nhiều lao động tại chỗ. Khô cá khoai đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền từ năm 2017. Từ khi sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể, thì lượng hàng bán ra ngày càng nhiều hơn”.

Có thể nói, Chương trình OCOP đang có hiệu ứng tích cực. Việc lựa chọn sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Đồng thời, tạo đà để người dân vùng nông thôn tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mà mình tạo ra. Đó là mục tiêu mà chương trình hướng đến.

09-07-39_c_khoi_l_sn_phm_chu_luc_cu_thi_trn_ci_doi_vm
Cá khoai là sản phẩm chủ lực của thị trấn Cái Đôi Vàm

Huyện Phú Tân đang tạo được chuyển biến tích cực cho người dân địa phương khi triển khai, thực hiện tốt Chương trình OCOP. Để mang lại hiệu quả cao trong quá tình xây dựng NTM, thì huyện Phú Tân cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân SX hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, góp phần nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, thay đổi tư duy, nhận thức của nông dân trong SX.

Ông Trần Quốc Yên, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Tân, thông tin: “Gần đây, những mặt hàng thủy hải sản, như các loại khô, chả cá, sò huyết… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện. Nhờ đó, đã tạo được việc làm, tăng thu nhập. Việc triển khai Chương trình OCOP sẽ là điều kiện để các địa phương đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, giá cả và đầu ra cũng ổn định hơn”.

Xem thêm
Lãnh đạo hợp tác xã cần kỹ năng truyền cảm hứng

Trong môi trường kinh doanh toàn cầu biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao như hiện nay thì việc nâng cao năng lực cho HTX càng trở nên cấp thiết.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.