| Hotline: 0983.970.780

Diễn biến mới vụ 3 trẻ sơ sinh bị chết sau tiêm chủng

Thứ Ba 23/07/2013 , 12:39 (GMT+7)

Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị để thu thập tài liệu và định hướng điều tra.

Hôm qua 22/7, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị để thu thập tài liệu và định hướng điều tra.

GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban quản lý dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho biết: Theo báo cáo của ông Nguyễn Xuân Tường, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị tại buổi làm việc với Bộ Y tế, thì trong 4.000 liều vắc xin mà tỉnh này được cấp đã sử dụng 2.910 liều, trong đó huyện Hướng Hóa 520 liều. Các đơn vị sau khi tiến hành tiêm cho các trẻ đều không xảy ra vấn đề gì.


Kiểm tra thân nhiệt của trẻ trước khi tiêm sẽ hạn chế được rủi ro

Cũng tại buổi làm việc này, đại diện Bộ Y tế chỉ ra có ba nguyên nhân có thể  dẫn tới tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B là chất lượng vắc xin, quy trình tiêm chủng và các bệnh lâm sàng của trẻ. Để làm sáng tỏ, các cán bộ của Viện sẽ chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 tiếp cận hồ sơ bao gồm quy trình nhập, bảo quản và sử dụng vắc xin tại bệnh viện. Nhóm 2 sẽ gặp các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ khi sinh ra đến khi tử vong. Nhóm 3 sẽ rà soát lại toàn bộ quy trình tiêm chủng cho trẻ và nhận xét của các sản phụ đang nằm điều trị tại bệnh viện.

Cũng theo ông Hiển, theo kết quả khám nghiệm tử thi của Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị cho thấy, mặt của ba trẻ đều bị phù; mặt, môi, móng chân và tay tím. Đùi phải có vết tiêm chích nhỏ bằng đầu đinh ghim và có hiện tượng phản ứng cơ địa 4 x 4 cm thâm tím. Ngoài ra, các khoang màng phổi có dịch xuất tiết, xuất huyết thâm mạc phổi và ngoại tâm mạc, ngoài màng cứng não; xung huyết gan, thận; phù não. Với các dấu chứng trên, Trung tâm kết luận là do tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin.

Nên kéo dài thời gian tiêm chủng?

Trao đổi với PV NNVN chiều ngày 22/7, GS-TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định Vắc-xin và Sinh phẩm y tế quốc gia cho rằng, từ trước đến nay rất ít trường hợp trẻ tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Tuy nhiên, để có câu trả lời chính xác đối với những rủi ro này, theo GS Bảng, cần đánh giá đúng nguyên nhân khiến cho các trẻ tử vong. Bởi vì cơ thể trẻ mới sinh ra một ngày rất ấm (chỉ khoảng 37 độ C), trong khi lọ vắc xin đang được bảo quản trong tủ lạnh dưới 1 độ C nên trẻ dễ bị sốc vì lạnh.

Vì vậy, theo GS Bảng, nên cân nhắc việc thay đổi lịch tiêm một số loại vắc xin cho trẻ sau sinh. Ví dụ như tiêm phòng bệnh Lao thì sau sinh từ 1-2 tuần, phòng viêm gan B sau 2 tháng. Lý do là giai đoạn này trẻ em vẫn được kháng thể tốt từ người mẹ nên việc tiêm phòng muộn cũng không hề ảnh hưởng đến tính miễn dịch của vắc xin. Ý kiến của GS Bảng cũng chính là nhận định của một số bác sĩ chuyên khoa Nhi ở Bệnh viện Nhi Trung ương khi chia sẻ với phóng viên về câu chuyện đáng tiếc này... 

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.