| Hotline: 0983.970.780

Điên đảo giá đường

Thứ Tư 18/08/2010 , 09:23 (GMT+7)

Dự báo vụ mía năm nay sẽ ép máy trễ, vả lại diện tích mía không những không tăng mà còn giảm so với niên vụ trước khiến cung cầu đường càng trở nên căng thẳng.

* Quản lý NK đường có vấn đề

Trước tết Trung thu, giá đường đột ngột dựng đứng khiến các DNSX bánh kẹo dở sống dở chết. Trong khi đó dự báo vụ mía năm nay sẽ ép máy trễ, vả lại diện tích mía không những không tăng mà còn giảm so với niên vụ trước khiến cung cầu đường càng trở nên căng thẳng.

Có thể nói chưa năm nào giá đường biến động mạnh như 2 năm 2009 và 2010. Đầu năm 2009, giá đường vẫn bình lặng ở mức 7- 8.000 đồng/kg, mức giá vốn đã định hình từ mấy năm trước đó. Công bằng mà nói với giá đường này cả người trồng mía lẫn NM đường đều khó sống, bởi lâu nay vẫn có một quy luật bất thành văn là 1 đường = 2 gạo. Nên nhớ rằng cơn sốt gạo giữa năm 2008 đã đẩy giá gạo lên 8- 9.000 đồng/kg, sau đó giá gạo có hạ xuống nhưng vẫn giữ ở mức trên dưới 7.000 đồng/kg. Như vậy sau khi hạt gạo thiết lập mặt bằng giá mới thì nó làm 1 kg đường trở nên quá bèo, và điều đó dẫn đến lợi thế so sánh: trồng mía thua xa trồng sắn, tiêu, điều, cao su…vốn đều lấy giá gạo làm tương quan. Và cơ hội đã đến khi bước sang qua quý 3/2009, giá đường bỗng nhảy dựng lên 10, 13, 15, 17, thậm chí 20.000 đồng/kg. Cây mía đã có cơ hội trở lại công thức lâu nay: 1 đường = 2 gạo, thậm chí hơn 2 gạo.

Đỉnh điểm là sát Tết Nguyên đán năm ngoái giá đường thế giới bị đẩy lên gần 900 USD/tấn, và đường bán lẻ ngoài chợ xanh, chợ cóc vượt 21.000 đồng/kg. Không khi nào các NM có giá như lúc đó. Các Cty SX bánh kẹo lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Haiha- Kotobuki, các hãng nước ngọt như Coca- Cola, sữa Vinamilk, Mộc Châu, Ba Vì…chầu chực ở cổng các NM đường để xin mua đường. Các Cty đường bằng nhiều thủ thuật; Găm hàng, mua đi bán lại đã lãi vài chục đến cả trăm tỷ đồng. Cả thế giới sôi sục vì thiếu đường. Ở một số nước Hồi giáo vốn dùng nhiều đường Chính phủ đã phải đứng ra phân phối đường cho người dân.

Nhưng sau Tết giá đường lại đổ dốc mạnh, nhanh y như lúc nó leo dốc. Đến tháng 3/2010 giá đường đã có lúc chỉ còn 470 USD/tấn, tức là chỉ bằng nửa mức giá lúc cao nhất. Không ai có thể nhanh chóng thích ứng với thời tiết trên 40 độ C bỗng chốc xuống âm độ. Số quota Bộ Công thương, Bộ NN- PTNT cấp cho các DNNK đường lên tới 250.000 tấn tưởng là miếng ăn ngon bỗng chốc biến thành quả đắng. Một nguồn tin riêng của NNVN cho hay, có một DN thương mại tại TPHCM lỗ hơn 80 tỷ đồng sau khi giá đường quay ngoắt 180 độ.

Chính trong thời điểm đó đã có một DN lớn của ngành đường- Cty CP Đường Biên Hoà dám nhận định ngược lại: Giá đường sẽ lên. Đến tháng 5/2010, mặc dù đường Biên Hoà đã nhiều lần đề xuất các Bộ, ngành cho NK đường nếu không giá đường sẽ lại tăng mạnh nhưng ý liến này bị phớt lờ. Nhập đường trong lúc giá đường thế giới xuống thấp dưới con mắt các nhà quản lý là không cần thiết, bởi thiên hạ đang bán đường ra ầm ầm ta lại đi nhập? Chính quyết định muộn màng này đã khiến DN mà suy cho cùng là người tiêu dùng về sau phải trả thêm hàng trăm tỷ đồng khi NK 150.000 tấn đường. 

Rõ ràng sự nhạy cảm của DN đã chính xác. Bằng chứng là giá đường đến tháng 7/2010 đã trở lại mốc gần 800 USD tấn, đường bán buôn cho các hộ tiêu dùng lớn đã tới 17.200- 18.000 đồng/kg. Hôm qua, Haiha- Kotobuki cho biết, DN này đang thiếu 300 tấn đường mà hỏi đâu cũng bị “hét” với giá không dễ chịu chút nào: Biên Hoà chào giá 17.800 đồng/kg, Cty CP Thực phẩm miền Bắc 17.600 đồng/kg, một DN nữa đòi không dưói 17.400 đồng/kg. Đó là đường bán buôn, còn bán lẻ trong các siêu thị, ngoài chợ thì đã chễm trệ ở mức trên 20.000 đồng/kg.

Có nghĩa các thống kê: lượng đường trong nước SX + lượng đường NK theo quota phân cho các DN đã lỗi thời. Bởi DN có nhập đường hay không thì không có ai biết. Hệ quả lượng đường trên thực tế không nhiều như con số trên giấy. Phải chăng đây chính là nguyên nhân của những cơn sốt đường lâu nay do cung không mấy khi trùng khớp với cầu?
Bà Phạm Thị Sum- Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Biên Hoà thừa nhận, giá đường đã quay trở lại thời kỳ xung quanh Tết Nguyên đán vừa qua, tuy chưa đến mức sốt. Tuy nhiên theo bà Sum đường không đến mức quá thiếu hụt mà có thể giá lên do yếu tố tâm lý. Đó là các nước dùng đường nhiều như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia…vừa qua đã nhập khá nhiều đường để dự trữ. Còn trong nước diện tích mía năm nay suy giảm do hạn hán làm mía chết cháy. Nhưng đáng nói là vụ mía 2010 sẽ muộn hơn mọi năm khoảng gần 1 tháng (mọi năm bắt đầu vào tháng 10 thì năm nay phải sang tháng 11) do mía chết đi chết lại nên phải trồng lại. Tất cả những yếu tố đó khiến cung đường không đủ đáp ứng cầu. Hiện ở ĐBSCL nhận định giá đường lên nên lái mía tranh nhau đi mua mía non của nông dân- tức là mía còn loi thoi đã được đặt mua.

Cũng theo bà Sum, quota cho NK đường tuy muộn mằn của Bộ Công thương mới đây- cho nhập 150.000 tấn đường, trong đó cho nhập ngay 100.000 tấn, còn 50.000 tấn dự phòng bỗng trở nên khó khả thi. Ngay DN của bà tìm đủ các đối tác cũng không nhập được hết quota đã cấp. Đó là chưa nói lâu nay có tính trạng quota cấp phát ra nhưng DN thấy ngon ăn thì nhập, không thì thôi thành ra lượng đường mà Cục Chế biến nông lâm thuỷ sản và nghề Muối thống kê cũng chỉ là trên giấy tờ.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất