| Hotline: 0983.970.780

Diện kiến võ sĩ lừng danh: Kiếm sĩ xứ Phù Tang

Thứ Năm 14/08/2014 , 09:23 (GMT+7)

Trong Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V vừa diễn ra tại Bình Định vào đầu tháng 8 vừa qua, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều võ sĩ nổi tiếng. Những câu chuyện của họ khá thú vị.

Nghe tin lão võ sư Lee Murayama, trưởng đoàn Battoudo (kiếm đạo) của Nhật Bản từng là diễn viên nhiều phim cổ trang Nhật Bản, trong đó có phim “Võ sĩ đạo cuối cùng” (The last Samurai) do Mỹ sản xuất, tôi liền xếp ông vào đầu danh sách những người cần gặp.

Thanh kiếm và danh dự

Diện kiến lão võ sư Lee Murayama, tôi không thể không ngưỡng mộ vẻ đẹp vừa thanh thoát vừa mạnh mẽ của kiếm sĩ đã gần 70 tuổi này. Tôi như được trông thấy ngay cái tinh thần võ sĩ đạo trong từng ánh nhìn, từng động tác của ông. Tuy nhiên, khi trò chuyện ông rất cởi mở với nụ cười rất hiền.

Nói về mối quan hệ của thanh kiếm đối với dân tộc Nhật Bản, lão võ sư Lee Murayama khái quát: Theo quan niệm của người Nhật, bốn hòn đảo lớn của đất nước Nhật được hình thành từ bốn giọt nước rơi xuống từ thanh kiếm thần khi một vị thần giương thanh kiếm san hô lên cao. Do đó, các võ sĩ Samurai luôn sẵn sàng hy sinh bởi một từ: danh dự.

Theo lão võ sư phái Battoudo Lee Murayama, võ thuật Nhật Bản được thế giới biết đến với nhiều môn võ như: Sumo, Karatedo, kiếm đạo… Trong kiếm đạo, có một phái gọi là Battoudo, cũng là sử dụng kiếm nhưng Battoudo không múa kiếm mà mỗi lần chém là một nhát dứt khoát.

“Battoudo có mặt ở Nhật Bản từ 800 năm trước. Hiện nay, ngay cả ở nước Nhật không phải ai cũng biết rõ về môn kiếm Battoudo này”, lão võ sư Lee Murayama nói.

Kiếm sĩ Battoudo chủ yếu luyện tập về thuật chém. Đối tượng chém của họ là một thanh cây to, bên ngoài được quấn một lớp dày vải hoặc chiếu được ngâm qua trong nước một đêm cho cứng lại.

14-31-00_smuri-1
Những kiếm sĩ xứ Phù Tang tại Bình Định

Người trong nghề quan niệm cây cứng là xương người, còn lớp vải hoặc chiếu quấn bên ngoài là thịt da con người, nên khi chỉ một nhát kiếm mà chém đứt được chiếc cây ấy là cũng có thể chém đứt ngang một con người như chơi.

Trong những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, chống những thế lực đen tối bảo vệ đất nước ngày xa xưa của người Nhật Bản, cây kiếm là vũ khí chiến đấu. Bây giờ, kiếm Nhật trở thành vật tâm linh, bởi nó đã từng giúp người Nhật giành lấy hòa bình. Do đó, khi nhìn thấy các kiếm sĩ Battoudo cầm và sử dụng cây kiếm một cách rất trân trọng, tôi không lấy làm lạ.

“Sau khi nước Nhật vắng bóng các kiếm sĩ Samurai thì cây kiếm được dùng để rèn luyện thân thể như một môn võ thuật nên được gọi là kiếm đạo. Riêng môn Battoudo này, khi sử dụng để chém là kiếm thật, rất sắc, nên khi tập võ sinh rèn luyện được sự tập trung cao độ.

Bên cạnh đó còn rèn luyện được sự tĩnh tâm, khi cầm cây kiếm lên là không còn nghĩ đến việc gì khác. Quan niệm của người Nhật cây kiếm do trời ban cho, nên khi sử dụng phải đặt hết tâm trí vào đó. Ngoài rèn luyện ý chí, người học môn kiếm Battoudo còn rèn luyện được thể lực rất tốt”, lão võ sư Lee Murayyama cho biết thêm.

Chỉ tay qua cô gái Nhật xinh đẹp tên Marie Taraka, cũng là một kiếm sĩ Battoudo và là người quản lý của ông, lão võ sư Lee Murayyama giới thiệu: “Cô ấy đã cùng tôi tham gia đóng phim “Võ sĩ đạo cuối cùng” trong vai một Ninja”.

Với nụ cười thân thiện, Marie Taraka tâm sự: “Đến với liên hoan võ lần này, tôi cảm nhận được sự hừng hực của võ cổ truyền Việt Nam trong những người trẻ. Tôi thật sự ngạc nhiên khi có nhiều phụ nữ trong làng võ quốc tế đến vậy, nhất là khi họ sử dụng rất nhiều binh khí, trong đó có kiếm thuật”.

14-31-00_smuri-3
Các kiếm sĩ Battoudo giao lưu với người hâm mộ Bình Định

Chém một nhát đứt ngang người

Nhìn các kiếm sĩ Battoudo của Nhật Bản biểu diễn, tôi thoáng nghĩ đây không chỉ là môn kiếm thuật mà còn là một môn nghệ thuật. Trong từng ánh mắt, từng bước đi, từng nhát chém của họ tràn đầy biểu cảm khiến người xem phải cảm động.

Từ dáng đứng, cách cầm kiếm, rút kiếm, những đường chém đều có độ chuẩn mực tuyệt đối. “Kiếm phải được cầm đúng cách, bàn tay trái đỡ bên dưới cây kiếm, bàn tay phải để úp, cầm chuôi kiếm. Khi cầm kiếm và rút kiếm 2 tay phải được thả lỏng thoải mái mới có thể thực hiện động tác rút kiếm và chém chính xác. Nếu động tác cầm kiếm không chuẩn thì khi rút kiếm có thể tự sát thương mình, vì kiếm Nhật rất sắc”,  Mariae Taraka giải thích.

“Nhìn thấy dân chúng háo hức đi xem các đoàn võ thuật Nhật Bản biểu diễn, trong đó có các kiếm sĩ Battoudo, tôi nghĩ đây là điểm nhấn của Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V được tổ chức tại Bình Định. Tôi hy vọng hai bên sẽ còn tiếp tục có những cuộc giao lưu trong những liên hoan lần tới”, ông Mai Thanh Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Sau khi rút kiếm ra, kiếm sĩ Battoudo trịnh trọng đưa kiếm thẳng giữa trán trước khi chém.

Kiếm thuật Battoudo có 4 cách chém. Chém thẳng lưỡi kiếm, đường kiếm đi thẳng 1 nhát xuống ngay giữa thân người kiếm sĩ, lưỡi kiếm đi thành hình vòng tròn lớn để tạo lực xả xuống đối thủ. Khi chém, cơ thể kiếm sĩ phải đứng thẳng, không được gập người. Mỗi bước chân kiếm sĩ tiến lên là một nhát chém. Với những đường kiếm này, đối thủ sẽ bị chẻ đôi.

Cách chém thứ 2 là chém xéo từ cổ xuống, nhát chém có góc từ 40- 45 độ. Cách chém thứ 3 là sau khi chém xéo từ cổ, kiếm sĩ sẽ chém ngược lại từ phần hông đối diện để kết liễu đối thủ. Cách chém thứ 4 là chém ngang lưỡi kiếm, với cách chém này, đổi thủ sẽ bị đứt ngang người.

Để minh họa, lão võ sư Lee Murayama đã biểu diễn những động tác chém. Khi lão võ sư mang cây kiếm đi ra, đứng trước những thanh cây to, quấn dày chiếu, người xem hầu như ai nấy đều nín thở chờ xem những nhát kiếm. Những nhát kiếm nhanh như điện đã chém đứt các thanh cây một cách… rất ngọt.

Tiếng vỗ tay vang khắp khu biểu diễn.

Không chỉ biểu diễn, các kiếm sĩ Battoudo của Nhật Bản còn giao lưu bằng cách mời 5 khán giả Việt Nam lên sân khấu để tập…chém.

Anh Trịnh Đào Em ở thị xã An Nhơn (Bình Định) may mắn được chọn lên sân khấu làm quen với kiếm thuật Battoudo, nói vui: “Ngay cả cách cầm kiếm thôi tôi đã không thể cầm đúng cách, nó cứ nặng trình trịch trên tay dù chỉ là kiếm gỗ. Tuy là kiếm gỗ nhưng phía phần chuôi là kiếm thật nên khi rút kiếm tôi chỉ lo đứt tay.

14-31-00_smuri-4
Lão võ sư Lee Murayama giới thiệu kiếm Nhật với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc

Rồi khi bước, khi chém cứ lóng ngóng làm sao ấy. Nhìn các kiếm sĩ biểu diễn những nhát chém dứt khoát, đầy sức mạnh, tôi nghĩ dù có cố mấy mình cũng không thể trở thành kiếm sĩ”.

Nói về ý nghĩa việc đưa các kiếm sĩ Battoudo Nhật Bản sang Bình Định tham gia Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V, lão võ sư Lee Murayama tâm sự: “Battoudo cũng là môn võ thuật cổ truyền của Nhật Bản, nên tôi sang Việt Nam lần này là để giới thiệu môn võ đến với làng võ cổ truyền Việt Nam tại đất Bình Định và các đoàn võ quốc tế.

Hiện nay, ở khu vực Đông Âu và châu Mỹ đã có đến 30 nước du nhập kiếm thuật Battoudo, võ sinh thì không thể tính xuể”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm