| Hotline: 0983.970.780

Điện sẽ còn mất ở nhiều nơi

Thứ Ba 15/06/2010 , 09:19 (GMT+7)

Do phải sửa chữa đường dây, đảm bảo an toàn mạng lưới nên trong thời gian tới vẫn còn nhiều nơi bị cắt điện luân phiên.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết do phải sửa chữa đường dây, đảm bảo an toàn mạng lưới nên trong thời gian tới vẫn còn nhiều nơi bị cắt điện luân phiên.

>> Cắt điện: Liên tục, kéo dài, bất ngờ...

Thông tin mà hãng cung ứng điện lớn nhất Việt Nam này đưa ra không quá bất ngờ với nhiều người. Bởi lâu nay, người dân đã quá quen với chuyện điện cắt không báo trước. Còn ngành điện luôn đưa ra các lý do quá cũ rằng - hệ thống cần bảo dưỡng, nhu cầu sử dụng quá cao, thiếu nguồn dự phòng nên điện buộc phải cắt.

Sáng 14/6, hàng nghìn hộ dân cùng nhiều công sở hoạt động tại Hà Nội phải chịu cảnh phập phù - điện cắt không báo trước. Không chỉ các khu vực thuộc quận Đống Đa, phường Giảng Võ, phố chùa Láng, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp các tuyến phố như Bà Triệu, Nguyễn Du... cũng chịu cảnh tương tự.

Doanh nghiệp ảnh hưởng đến sản xuất, các cửa hàng dịch vụ đình đốn kinh doanh, công sở nháo nhác, người dân khốn khổ lo chống nóng. Điện cúp đang trở thành nỗi bức xúc của nhiều người

Giám đốc Điện lực Đống Đa (Hà Nội) - Ngô Đạt Đức lý giải chuyện điện bị cắt trên địa bàn mình quản lý là do công ty đang thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa đường dây để đảm bảo cung ứng điện trong mùa mưa bão. "Các đơn vị điện lực đã thông báo trước cho những khách hàng lớn. Đối với từng địa phương, chúng tôi đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng", ông Đức nói.

Cũng theo ông Đức, theo kế hoạch, cơ quan điện lực Đống Đa tập trung lực lượng để sửa chữa bảo dưỡng đường dây nên tình trạng mất điện sẽ diễn ra đến hết tuần này. "Về nguyên tắc, cơ quan điện lực không cắt điện nhiều, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Các khu vực xen kẽ dân cư và công sở nên rất khó để cắt lệch giờ nhau", ông Đức nói.

Đại diện một số công ty điện lực, khi PV hỏi, cũng có cách giải thích tương tự - điện cắt là do phải bảo dưỡng đường dây. Và như vậy, muốn không xảy ra sự cố, người dân phải chấp nhận chuyện bị mất điện.

Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều độc giả, nạn cắt điện đã lan rộng ra khắp nơi khiến sinh hoạt của người dân bị gián đoạn, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ và ảnh hưởng theo. Chị Phương - nhân viên công ty tuyền thông ở phố Chùa Bộc, Hà Nội cho hay, cơ quan chị bị cắt điện từ trưa và có thể kéo dài đến 16h chiều nay mới có trở lại. Thời tiết lên đến 38 độ C, điều hòa và quạt đều không hoạt động được, cả cơ quan chị nháo nhác. "Lẽ ra ngành điện nên linh hoạt, cắt điện của khu dân cư và công sở lệch nhau. Cắt điện các công sở vào tầm 12h đến 2h chiều nhiều doanh nghiệp như chúng tôi không bị ảnh hưởng", chị chia sẻ.

Chị Hà - người dân ở Khu chung cư Văn Quán, Hà Nội cho biết nhiều tuần nay sinh hoạt của gia đình chị và nhiều hộ gia đình ở đây bị ảnh hưởng trầm trọng. Điện cắt không báo trước nên nhiều người bị kẹt cầu thang máy. Điện mất nhiều đến mức không đủ thời gian để nấu chín một nồi cơm. "Người lớn có thể chịu được nhưng người già trẻ con trông rất tội nghiệp giữa cái nóng lên tới gần 40 độ. Giận nhất là ngành điện không báo trước nên chúng tôi không chủ động được trong việc sơ tán trẻ con đi tránh nóng", chị Hà than thở.

Trên thực tế, người dân Hà Nội được coi là đối tượng được ngành điện ưu ái hơn rất nhiều nên tình trạng cắt điện cũng không nhiều so với các vùng nông thôn. Ông Phúc ở Hải Hậu - Nam Định người dân ngóng điện như nắng hạn chờ mưa. Có thời điểm, điện bị cắt cả tuần liền, không chỉ ngày mà cả đêm khiến giấc ngủ của bà con cứ chập chờn. Cô con gái ông ở Hà Nội gửi cho cái máy tập chạy cách đây 2 tháng mà ông Phúc chỉ chạy được có 3 lần. Lý do là điện mất triền miên, khi có thì lại phập phù chỉ đủ thắp vài bóng điện tuýp, bật vài cái quạt nên cái máy chở thành cục gạch không thể khởi động.

"Bà con đang tất bật làm mùa. Cả ngày vất vả chỉ chờ buổi tối có điện để mong có giấc ngủ ngon. Thế nhưng, ước mong này xa vời quá", ông Phúc nói.

Anh Lê Xuân Trường, một doanh nghiệp kinh doanh giày dép tại Hải Dương cho biết, cứ cách một ngày, địa phương của anh lại bị cắt điện một lần từ 7h sáng đến 19h30. Nhiều khi khách đến phải mua hàng trong tình cảnh tối tăm, nóng nực. Không chỉ có vậy, bố mẹ anh ở huyện Bình Giang cũng chịu chung cảnh tương tự. Chuyện mất điện ở các miền quê từ 7h sáng đến 21-22h đã trở thành cơm bữa

"Mỗi tháng, cửa hàng tôi phải đóng đến hơn chục triệu tiền điện. Tình trạng mất điện thường xuyên khiến doanh thu giảm đến 50%", anh Trường nói.

Theo thông báo từ Điện lực Hà Nội, ngày 15/6, nhiều khu vực ở Hà Nội sẽ tiếp tục bị cắt điện do công ty thực hiện việc bảo dưỡng đường dây. Dự kiến sau 20/6 tình hình cung ứng điện ở nội thành sẽ trở lại bình thường. Một số khu vực ngoại thành bị mất điện chủ yếu do nguồn cung ứng điện đang khó khăn, nhiều hồ thủy điện đã gần tới mực nước chết. Còn ở các vùng nông thôn, điện vẫn căng thẳng và có thể tiếp tục cắt luân phiên.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm