| Hotline: 0983.970.780

Diễn tiến vụ “Kỳ án vườn mít” qua ảnh

Thứ Ba 19/06/2012 , 10:28 (GMT+7)

Sau 8 năm gây tranh cãi, bị cáo Lê Bá Mai từng 2 nhận án tử hình và cũng từng được tuyên vô tội nhưng đến nay số phận vẫn chưa được định đoạt. Lằn ranh sống – chết đối với Lê Bá Mai sẽ định đoạt trong ngày hôm nay (19/6)

Sau 8 năm gây tranh cãi, bị cáo Lê Bá Mai từng 2 nhận án tử hình và cũng từng được tuyên vô tội nhưng đến nay số phận vẫn chưa được định đoạt. Và hồi kết của vụ “kỳ án vườn mít” hiện vẫn là một dấu hỏi lớn?

Mời độc giả theo dõi bằng hình ảnh diễn tiến vụ án chấn động dư luận này.


Cách đây 8 năm, giữa tháng 11/2004 tại trang trại của ông Dương Bá Tuân ở ấp 2, xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước đã phát hiện thi thể của bé gái Thị Út (SN 1993) bị sát hại dã man, cơ quan công an xác định Út bị hiếp và giết.

Qua quá trình điều tra và lời khai của Thị Hằng (SN 1995 – khi đó 9 tuổi) cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước đã bắt giam Lê Bá Mai (SN 1982 – khi đó 22 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) khi đó là người làm thuê cho trang trại của ông Tuân.

Trong 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm sau đó của TAND tỉnh Bình Phước đều tuyên phạt Lê Bá Mai mức án tử hình về 2 tội danh “giết người và hiếp dâm trẻ em”.

Tuy nhiên vụ “kỳ án vườn mít” gây tranh cãi dư luận suốt 8 năm qua khi báo chí vào cuộc phản ánh, cho rằng không có chứng cứ buộc tội Lê Bá Mai, có nhiều sai sót trong quá trình điều tra, xét xử; nhiều người trong ngành tố tụng cấp Trung ương cũng lên tiếng và chính Lê Bá Mai đã có đơn kêu oan.

Đến năm 2006 Viện trưởng Viện KSND tối cao cũng có văn bản kháng nghị giám đốc thẩm vụ kỳ án

Nhiều phiên tòa xét xử sau đó, Lê Bá Mai lúc thừa nhận tội, lúc khai báo bị điều tra viên đánh đập, ép cung, bắt học thuộc lòng các câu trả lời soạn sẵn.

Nhiều tình tiết được đem ra mổ xẻ, trong đó có chi tiết quan trọng là nhân chứng Thị Hằng (người đi chung với Thị Út thời điểm nạn nhân này mất tích) lúc khai báo người thanh niên đi với Út giống với Lê Bá Mai, lúc khai đó chính là Lê Bá Mai.

Vật chứng của vụ án được mang ra trước pháp đình, có vật chứng Mai thừa nhận là vật dụng của mình, có vật chứng thì khai báo không biết. Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước cũng thừa nhận có sai sót trong việc thu thập chứng cứ của vụ án.

Vụ “kỳ án vườn mít” có những nỗi đau của gia đình bị hại Thị Út, họ đi đến cùng để tìm công lý, đòi pháp luật xử lý kẻ đã sát hại dã man con gái họ. 

Và gia đình Lê Bá Mai lặn lội từ Thanh Hóa vào để kêu oan cho đứa con trai nối dõi duy nhất của dòng họ Lê Bá…

… Suốt nhiều phiên tòa có những giọt nước mắt

Có những lúc cơ quan tố tụng đuối lý trong việc truy tố Lê Bá Mai

Bị gần 8 năm biệt giam, qua 4 phiên xử trong đó có 2 lần bị tuyên án tử hình và đến giữa tháng 5/2011 tại phiên xét xử sơ thẩm (lần 2) TAND tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai không phạm tội hiếp dâm, giết người và được trả tự do ngay tại tòa trong niềm vui khôn tả của người thân.

 Nhận quyết định trả tự do, Lê Bá Mai trở về cuộc sống đời thường… 

Tuy nhiên, trong một diễn biến trái chiều, Viện KSND tỉnh Bình Phước đã có kháng nghị bản án và chiều 18/5/2012, Lê Bá Mai bị bắt tạm giam trở lại để đảm bảo cho quá trình xét xử cấp phúc thẩm
Lằn ranh sống – chết đang tiếp tục treo lơ lửng trên đầu Lê Bá Mai ? Số phận con người ấy sẽ định đoạt trong ngày 19/6 này.

Theo Vietnamnet

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm