| Hotline: 0983.970.780

Điêu đứng ốc hương

Thứ Năm 18/11/2010 , 09:59 (GMT+7)

Gần nửa tháng nay, hầu hết ốc hương nuôi ở Ninh Hòa (Khánh Hòa), đã gần đến thời kỳ thu hoạch bỗng chết dần chết mòn phải bán non với giá quá bèo...

Gần nửa tháng nay, hầu hết ốc hương nuôi ở Ninh Hòa (Khánh Hòa), đã gần đến thời kỳ thu hoạch bỗng chết dần chết mòn phải bán non với giá quá bèo...

Chúng tôi về thôn Xuân Mỹ, xã Ninh Thọ (Ninh Hòa), nơi có hàng chục ha đìa ốc hương đang phải đón nhận hiện tượng trên khiến nhiều người dân lo đến mất ăn mất ngủ. Vừa mới bước chân xuống vùng nuôi ốc, chúng tôi bắt gặp nhiều xác ốc chết vứt tấp vào bờ rào, bốc mùi nồng nặc. Không khí nơi đây trở nên u ám, vắng bóng người.

Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm gặp được ông Hồ Ngọc Anh đang cầm trên tay mấy ký ốc vừa mới chết đem về nhà ăn cho đỡ tiếc của. Ông Anh nói như mếu: “Tôi thả hơn 3 triệu con giống mất hơn 600 triệu đồng. Chi phí thức ăn, công cán còn nợ ngập đầu... vậy mà đìa ốc nhà tôi sắp thu hoạch nhưng ốc cứ chết dần chết mòn. Hằng ngày, tôi phải vớt ốc bị chết khoảng 1 tạ mà thấy đứt ruột. Tôi định xuất bán non nhưng giá thấp 130 ngàn/kg làm sao gỡ lại vốn”.

Ông Anh còn cho biết thêm, nếu xuất bán non với giá ốc hiện tại thì nhẩm tính sơ sơ ông phải chịu lỗ ít nhất vài chục triệu đồng. Thê thảm hơn là hộ anh Trần Văn Thái thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua lại thêm tình cảnh ốc chết xuất bán giá thấp. Anh Thái than thở, anh có 2 ha đìa ốc hương đã đến giai đoạn xuất bán. Nhưng do giá ốc hương trước thời điểm mưa lũ thấp chỉ 90 ngàn/kg nên anh chưa bán.

Vì vậy trận mưa lũ vừa qua đìa ốc nhà anh bị vỡ cuốn trôi mất một nửa, số đìa ốc còn lại “thoát chết” nhưng sau đó ốc có hiện tượng nổi lên bờ mặt cát, thè vòi ra ngoài, lăn ra chết, coi như trắng tay. Còn anh Đỗ Hồng Minh thôn Phú Thọ 2, xã Ninh Diêm thấy ốc chết dần chết mòn nên vừa qua, anh ngậm ngùi xuất bán non với giá 130 ngàn/kg ốc (thấp hơn 60 ngàn/kg vụ trước).

Anh Minh cho hay: “Tôi thả 30 vạn con giống được gần 5 tháng sắp thu hoạch. Mưa lũ vừa qua đã làm nước mặn trong đìa loãng đi nên ốc chết 40%. Đứng ngồi không yên nên tôi xuất bán sớm được 1,3 tấn ốc với giá 130 ngàn/kg, lỗ gần 50 triệu đồng”. Anh Minh còn cho biết thêm, hiện nay, anh vừa mới thả 1 triệu con giống trở lại được mấy ngày nhưng ốc vẫn cứ chết. Mỗi ngày anh Minh vớt ốc chết khoảng 4-5 kg.

Ông Trần Văn Sử, phụ trách thủy sản xã Ninh Thọ cho biết, thôn Xuân Mỹ có hơn 20 ha đìa nuôi ốc hương, trong đó 5 ha đìa có ốc bị chết với tỷ lệ 60-70%, diện tích còn lại tỷ lệ ốc chết từ 30-40%. Nguyên nhân dẫn đến ốc chết được nhận định ban đầu là do ốc bị sốc nước ngọt. Chưa thống kê được thiệt hại, tuy nhiên nhiều bà con phải trắng tay, nợ nần do vay ngân hàng.

Theo ông Trần Văn Dũng, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Ninh Hòa, hiện nay, nhiều bà con nuôi ốc hương phải đối mặt với hiện tượng ốc chết do sốc nước. Hiện tại nước ngọt trong các đìa nuôi còn nhiều do đó bà non nên chủ động hạn chế thả nuôi. Mặt khác, bà con nếu thấy có hiện tượng ốc chết nên hạn chế cho ăn để ốc vùi dưới cát nhằm tránh ốc ngoi lên mặt nước, kết hợp với thay nước thường xuyên để hạn chế thiệt hại.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm