| Hotline: 0983.970.780

Điều gì gây hơi thở có mùi?

Thứ Năm 03/10/2013 , 11:13 (GMT+7)

Hơi thở thơm tho hoặc ít ra không có mùi khác lạ giúp con người tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp hơi thở nặng mùi.

Hơi thở thơm tho hoặc ít ra không có mùi khác lạ giúp con người tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp hơi thở nặng mùi. Đây là căn bệnh chứa đựng nhiều nguyên nhân chưa được biết đến nên hiệu quả chữa trị còn thấp. Sau thời gian dài nghiên cứu, nhóm chuyên gia ở Đại học Boston (UOB) Mỹ vừa tìm thấy 3 nguyên nhân làm gia tăng bệnh.

1. Hóa chất từ thực phẩm

Từ lâu người ta thường cho rằng những món ăn dễ phát mùi như hành tỏi, cá... có thể tạo hơi thở có mùi, nhưng qua nghiên cứu các chuyên gia ở UOB phát hiện thấy, không phải tàn dư của các loại thực phẩm này có trong miệng mà chính các hóa chất có trong các loại thực phẩm nói trên gây ra. Ví dụ, hành tỏi tạo ra các loại hóa chất phát mùi, được đưa thẳng vào máu và tiếp tục thoát ra ngoài qua đường phổi, chính vì vậy mà khi đánh răng, xúc miệng hay ăn kẹo cao su không giảm được mùi. Một trong số những hóa chất có thể phát mùi là lưu huỳnh có trong đồ ăn thức uống, ngấm vào máu rồi thoát ra qua đường hô hấp, mồ hôi. Ngoài hóa chất, còn phải kể đến cơ chế làm việc của dạ dày, đặc biệt là quá trình hồi lưu axít và những hóa chất dễ gây mùi thoát ra khỏi dạ dày và đưa lên thực quản, phát sinh ợ chua và làm cho hơi thở nặng mùi.

2. Do bệnh ở mũi

Theo nghiên cứu, dịch tiết từ mũi được xem là nguyên nhân gây mùi rất tiềm ẩn. Có thể do nhiễm trùng xoang hoặc do sự hiện diện của vi khuẩn trong mũi và xoang làm cho bệnh thêm nặng.

3. Sỏi amidan

Sỏi amidan (Tonsil stones) là những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt có thể tạo ra dịch gọi là bã đậu amidan, khoa học gọi là sỏi amidan. Các hạt sỏi này có ở trong các ngách amidan, được tạo bởi các tế bào lympho sống hoặc đã bị thoái hóa cùng với các tế bào biểu mô bong tróc và các vi sinh vật khác. Sỏi amidan đôi khi không gây triệu chứng nhưng nuốt vướng, khó chịu, giống như hóc xương và là nguyên nhân gây hơi thở có mùi.

* Vài cách khắc phục:

Nếu hơi thở có mùi hôi dài kỳ không khỏi thì nên đi khám bác sĩ nha khoa. Một khi mắc các loại bệnh về răng lợi, vòm họng thì nên khám và điều trị đồng thời những loại bệnh này. Riêng sỏi amidan nếu không khỏi có thể tư vấn bác sĩ và cắt amidan, điều trị các chứng bệnh về mũi, xoang, bệnh GERD (bệnh hồi lưu dạ dày- thực quản). Nên ăn uống cân bằng, khoa học duy trì đánh răng thường xuyên, kể cả bữa tối trước khi đi ngủ. Nhóm người mắc bệnh tiểu đường còn mắc thêm bệnh hơi thở có mùi xeton (ketone breath). Đây là mùi do quá trình chuyển hóa trong dạ dày tạo nên và đây cũng là nguyên nhân góp phần cho hơi thở nặng mùi.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất