| Hotline: 0983.970.780

Điều hành XK gạo 2010: Giữ thị trường lớn, tăng lợi nhuận nông dân

Thứ Hai 08/02/2010 , 10:21 (GMT+7)

Cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo triển khai công tác dự báo, điều hành, tổ chức XK gạo trong năm 2010 và ổn định thị trường lúa gạo trong nước.

Cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), TCty Lương thực Miền Nam và TCty Lương thực Miền Bắc triển khai công tác dự báo, điều hành, tổ chức XK gạo trong năm 2010 và ổn định thị trường lúa gạo trong nước.

Nhiều điểm mới

Trước hết, khâu quan trọng hàng đầu trong XK gạo là dự báo sản lượng có thể dành cho XK, tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ NN- PTNT tính toán, công bố ngay trong tháng 2 này. Trong năm 2009, nước ta đã XK được 6.006.697 tấn gạo, một con số kỷ lục. Theo dự báo riêng của VFA, trong năm nay vụ ĐX ở ĐBSCL có thể dành ra 3 triệu tấn gạo cho XK, vụ HT 2 triệu tấn, vụ TĐ là 400 ngàn tấn. Nếu cộng thêm với khoảng 1,5 triệu tấn gạo tồn kho từ năm 2009 chuyển sang, thì nước ta có thể có tới 6,9 triệu tấn gạo dành cho XK trong năm 2010.

Trong khi Ngân hàng Nhà nước được Chính phủ giao chỉ đạo các NHTM đảm bảo nguồn vốn cho DN vay thu mua lúa gạo ngay từ đầu năm (có thể cho TCty LTMN và TCty LTMB vay vượt 15% vốn tự có nếu những DN này đề nghị), thì Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cập nhật thông tin giá thành cũng như giá bán lúa của nông dân, giá mua và gía XK gạo của DN. Qua đó, nhằm giúp cho công tác điều hành SX, tiêu thụ lúa gạo có thể đảm bảo được lợi ích cao nhất cho nông dân và ổn định được thị trường trong nước.

Bộ Công thương và Tổ điều hành XK gạo có trách nhiệm chỉ đạo DN tăng cường ký kết vào các thị trường tập trung khối lượng lớn để đảm bảo “đầu ra” tốt cho lúa gạo vụ ĐX và vụ HT. Theo VFA, mặc dù trong năm qua, hợp đồng thương mại đã tăng lên rất mạnh (chiếm 57%), nhưng các hợp đồng ký XK vào các thị trường tập trung vẫn là kênh tiêu thụ rất quan trọng. Tại Philippines, trong 4 cuộc mở thầu mua gạo hồi tháng 11 và 12/2009, ta đã trúng thầu tới 1,35 triệu tấn gạo. Vì thế, VFA cũng được Chính phủ giao trách nhiệm phải đảm bảo ký được các hợp đồng lớn, kiểm soát việc XK vào các thị trường tập trung.

Một chỉ đạo nữa cũng rất đáng chú ý ở công văn này là UBND các tỉnh phải phối hợp với các Bộ, VFA trong việc tổ chức thu mua lúa gạo một cách tốt nhất, trong đó phải tăng dần tỷ lệ thu mua trực tiếp cho nông dân. Vấn đề này, VFA cũng đã tính tới và đưa vào chương trình làm việc của Hiệp hội trong thời gian tới. Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, Hiệp hội sẽ nghiên cứu, hướng dẫn, tổ chức lại hệ thống xay xát, chế biến và chuỗi hàng xáo, biến họ thực sự trở thành “vệ tinh” của các DNXK.

Thị trường đang thuận

Trong tháng 1/2010, cả nước ta đã XK được 338.081 tấn gạo, đạt kim ngạch 154.721.485 USD. Tính ra, giá xuất bình quân trong tháng đầu tiên của năm nay đạt 457 USD/tấn, cao hơn tới 46 USD/tấn so với giá XK bình quân của cả năm 2009.

Nhờ XK gạo đang được giá, cộng với những hợp đồng XK giá cao ký hồi cuối năm rồi, mà giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL hiện đang ở mức khá tốt. Ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng…, nông dân thu hoạch lúa ĐX sớm đang bán lúa chất lượng cao với giá 5.600-6.000 đ/kg. Lúa phẩm cấp thấp IR 50404 cũng đang có giá từ 5.300-5.500 đ/kg, giá lúa thơm Jasmine hiện đang ở mức 6.500 đ/kg. Như vậy, nhìn chung giá lúa ĐX hiện nay đang cao hơn khá nhiều so với mức mà ông Trương Thanh Phong (Chủ tịch VFA) đã dự báo và cam kết: tối thiểu 4.500 đ/kg và có thể lên tới 5.500 đ/kg. Nếu mức giá này được giữ vững trong cả vụ ĐX tới, nông dân có thể thu lời từ 50-60%, do giá thành chỉ vào khoảng 2.000- 2.500 đ/kg.

Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Thời tiết Mỹ, tình trạng El Nino sẽ kéo dài ít nhất là đến tháng 6 năm nay. Nhiều nước châu Á và Mỹ Latinh sẽ phải tăng cường nhập gạo: Brazil có thể nhập 1 triệu tấn với nguồn cung có thể là Việt Nam, Venezuela 500 ngàn tấn, Colombia 100 ngàn tấn…Mới đây Philippines đã điều chỉnh dự báo về thiệt hại từ El Nino (tăng gấp đôi so với dự báo trước) và theo đó, nước này có thể nhập tới 3 triệu tấn gạo trong năm nay. Iraq cũng đang dự tính nhập 1,1 triệu tấn gạo trong năm 2010. Như vậy ddầu ra cua hạt gạo có thể nói là khá ổn.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm