| Hotline: 0983.970.780

Điều trị bệnh viêm ruột cấp tính ở chó

Thứ Ba 02/02/2016 , 06:19 (GMT+7)

Chó nuôi thường có hiện tượng nôn mửa kèm theo tiêu chảy, đặc biệt ở chó con nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chết thường cao.

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột cấp tính, xin giới thiệu cách điều trị bệnh để người nuôi nắm được.

Chó bị bệnh viêm ruột cấp tính ở giai đoạn cuối: Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, song có 3 nguyên nhân chính là do virus (virus Pavro, virus Carê), do vi khuẩn (vi khuẩn E.coli, Salmonella), do ký sinh trùng (giun móc).

Triệu chứng: Lúc đầu bị bệnh chó ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt, mệt mỏi, chó uống nhiều nước, nôn mửa liên tục, sau 1 - 2 ngày chó bị tiêu chảy phân màu xám rồi tiêu chảy nặng, nhiều lần trong ngày, phân màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá, mùi rất tanh. Dáng đi liêu xiêu, má hóp, mắt trũng sâu, bụng thóp, da nhăn nheo. Thời kỳ cuối của bệnh, chó không đi lại được, nằm một chỗ vì kiệt sức, thở gấp và chết. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì chó sẽ chết trong vòng từ 2 - 4 ngày.

Phòng bệnh: Nuôi dưỡng chăm sóc chó tốt để tăng cường sức đề kháng với dịch bệnh. Phải cho chó ăn chín, uống sôi, không cho ăn thức ăn sống, ôi thiu.

Vệ sinh sạch sẽ và tẩy uế chuồng trại, nơi thả chó… để hạn chế tối thiểu những mầm bệnh gây hại cho chó.

Định kỳ tẩy giun sán để chó khoẻ và tránh các bệnh từ giun sán gây ra (3 - 4 tháng/lần).

Tiêm vacxin Biocan Puppy phòng bệnh Pavro virus và bệnh Carê cho chó lần đầu lúc 5 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 sau 21 ngày, sau đó tiêm định kỳ mỗi năm tiêm nhắc lại một lần.

Trị bệnh: Khi chó bị bệnh phải cách ly điều trị, tránh lây sang chó khoẻ.

Ngừng cho ăn trong vòng 24 giờ, truyền dịch để bù nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất). Nếu không truyền dịch được thì dùng chất điện giải pha với nước sạch cho chó uống (nếu chó không tự uống được thì dùng xi lanh bơm vào mồm, ít nhất 3 lần/ngày).

Dùng thuốc cắt nôn bằng cách tiêm Antropin với liều 1ml/7 - 10kg thể trọng.

Dùng thuốc cầm máu bằng cách tiêm vitamin K với liều 1ml/7 - 10kg thể trọng hoặc cho chó uống nước lá cây nhọ nồi, ngày 2 - 3 lần.

Dùng các loại thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng như Marphamox, Anfnor TTS , Octacin… với liều 1ml/5 - 7 kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần, tiêm liên tục 3 - 4 ngày.

Kết hợp với dùng thuốc trợ sức, trợ lực để chó nhanh hồi phục như tiêm vitamin B1, B. complex, Sorbitol B12…

Đồng thời trong quá trình điều trị cho chó ăn trứng gà sống, ngày 1 - 2 quả.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được cho chó ăn chất mỡ, tanh. Sau khi chó hồi phục hoàn toàn nên tẩy giun, sán.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.