| Hotline: 0983.970.780

Dinh dưỡng Tiến Nông nâng giá trị cây mía

Thứ Ba 20/01/2015 , 09:56 (GMT+7)

Bất cứ cây trồng nào, nếu muốn đạt hiệu quả kinh tế cao đều phải hội đủ 4 yếu tố “nước, phân, cần, giống”. 

Đối với cây mía, cây trồng từng mang lại lợi nhuận số một ở xứ Thanh thì yếu tố tiên quyết lại chính là dinh dưỡng.

Cách đây độ dăm năm về trước, hàng chục nghìn hộ dân ở Thanh Hóa làm giàu nhờ cây mía, nhưng sau đó thì hiệu quả kinh tế giảm hẳn.

Nguyên nhân dẫn đến cây mía thất thu, trước hết là do giá đường thế giới giảm, ảnh hưởng đến giá đường trong nước; thứ hai, năng suất, chữ đường thấp buộc các Cty thu mua với giá rẻ khiến nông dân thua lỗ.

Để giải được bài toán này, trong các hội nghị, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, phải nâng cao được năng suất và chữ đường cây mía thì nông dân mới bám trụ được” và thực tế đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng gần như hiệu quả vẫn "dậm chân tại chỗ".

Xuất phát yêu cầu cấp bách trên, năm 2014 Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) triển khai thành công mô hình sử dụng dinh dưỡng cho cây mía tại xã Thọ Lập.

Ông Lưu Xuân Huấn, làng Yên Trường, xã Thọ Lập cho biết, tháng 2/2014 ông nhận được lời đề nghị tham gia mô hình bón dinh dưỡng Tiến Nông cho cây mía.

Ban đầu ông băn khoăn không biết có nên tham gia không nhưng nghĩ bụng, lâu nay năng suất mía thu hoạch của gia đình chỉ đạt bình quân 63 tấn/ha, cao nhất cũng chỉ được 70 tấn/ha nên ông làm liều góp 0,5 ha đất bãi tham gia mô hình với mong muốn sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác.

16-42-48_2
Cây mía trong mô hình to, đẻ nhánh tập trung, tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh và khả năng chống đổ tốt

“Thọ Xuân là huyện trọng điểm SX mía của tỉnh Thanh Hóa, với diện tích gần 3.000 ha. 5 năm gần đây năng suất mía bình quân đạt 63 tấn/ha, cao nhất cũng chỉ đạt 80 tấn/ha; giá mía các Cty thu mua thấp khiến nông dân không còn hào hứng, mặn mà với cây trồng này nữa.
Việc thí điểm thành công mô hình sử dụng dinh dưỡng Tiến Nông cho cây mía ở Thọ Lập đã, đang và sẽ mở ra lối thoát cho người trồng mía ở Thanh Hóa nói chung, Thọ Xuân nói riêng, góp phần giúp nông dân làm giàu trên đồng đất quê hương”, ông Lê Huy Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân.

Kết quả, sau 11 tháng trồng, sử dụng dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông, diện tích mía trên đã mang lại hiệu quả kinh tế gần gấp đôi so với phương thức lâu nay ông bón theo thói quen.

Ông Huấn phấn khởi nói: “Tôi trồng mía cả chục năm trời nhưng chưa bao giờ thấy năng suất mía cao như năm vừa rồi, bình quân đạt 107 tấn/ha, cao hơn đối chứng 29,91 tấn/ha (tương đương 38,75%). Không những thế chữ đường cũng tăng lên 11,5 CCS (cao hơn ngoài mô hình 1,5 CCS)”.

Bà Lâm Thị Mai, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân cho biết, sau khi đăng ký tham gia mô hình, ông Huấn được Cty Tiến Nông hỗ trợ phân bón; kỹ thuật bón lót (1.200 kg/ha NPK), bón thúc (500 kg/ha NPK) và tưới nước theo một quy trình khép kín.

“Chúng tôi triển khai mô hình với mục đích giúp nông dân nhận thức được rằng, có đầu tư sẽ có hiệu quả; biết cách lựa chọn phân bón phù hợp với cây trồng; đồng thời, xóa bỏ tư tưởng trồng xuống phó mặc cho cây trồng tự phát triển”, bà Mai nhấn mạnh.

Cũng theo bà Mai, chi phí đầu tư 1 ha mía trong mô hình hết 49.930.000đ, cao hơn ngoài mô hình 6.474.000đ. Nhưng bù lại năng suất thu hoạch trong mô hình đạt tới 107,1 tấn/ha (cao hơn đối chứng 29,91 tấn/ha), bán với giá mía 900.000 đ/tấn, tổng doanh thu đạt 96.390.000đ/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lãi ròng hơn 46 triệu đồng, cao hơn ngoài mô hình trên 20 triệu đ/ha (chưa tính giá chữ đường cao hơn).

Được biết, sau khi ông Huấn thực hiện thành công mô hình rất nhiều hộ trồng mía trên địa bàn Thọ Xuân đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm; đồng thời, đăng ký sử dụng dinh dưỡng Tiến Nông cho cây mía trong những năm tới.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm