| Hotline: 0983.970.780

Định hướng của Phú Yên

Thứ Ba 30/06/2020 , 08:33 (GMT+7)

Tỉnh Phú Yên đang tái cơ cấu chăn nuôi lợn theo hướng chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang trang trại tập trung áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

Trại chăn nuôi lợn nái sinh sản kết hợp nuôi lợn thịt khép kín ở Phú Yên. Ảnh: Kim Sơ.

Trại chăn nuôi lợn nái sinh sản kết hợp nuôi lợn thịt khép kín ở Phú Yên. Ảnh: Kim Sơ.

Chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm phần lớn

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, ngày 14/6/2019, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xuất hiện trên địa bàn tỉnh đầu tiên tại xã Ea Bar (Sông Hinh) với 31 con lợn bị mắc bệnh, sau đó lan rộng ra 95 thôn, 45 xã thuộc 9 huyện, TX, TP. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy đến ngày 29/12/2019 là 2.689 con với tổng trọng lượng 102.949kg của 402 hộ nuôi.

Kể từ 1/2/2020, Sở NN-PTNT tỉnh đã phát đi thông báo hết DTLCP. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi không chủ quan với dịch bệnh, tập trung giám sát, thực hiện các biện pháp tiêu độc, vệ sinh môi trường phòng dịch. Cũng như khuyến cáo người nuôi không tái đàn một cách ồ ạt, chỉ ưu tiên tái đàn đối với các trang trại, khu chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học, đủ điều kiện phòng chống dịch bệnh.

Nhờ vậy đến nay tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh khoảng 108.425 con, gần bằng số đàn tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP.

Hiện nguồn lợn giống rất khan hiếm và đắc đỏ. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nguồn lợn giống rất khan hiếm và đắc đỏ. Ảnh: Minh Hậu.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, hiện chăn nuôi lợn trên địa bàn tỷ lệ nông hộ, quy mô nhỏ lẻ vẫn còn chiếm 2/3 tổng đàn.

Trong khi đó việc chăn nuôi nhỏ lẻ có nhiều rủi ro như đầu ra tiêu thụ sản phẩm không ổn định; việc phòng chống dịch bệnh chưa theo quy trình nghiêm ngoặt. Do đó, nguy cơ dịch bệnh, nhất là DTLCP dễ xảy ra hơn đối với các trang trại nuôi tập trung.

Cùng quan điểm với ông Lâm, ông Đào Lý Nhĩ, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cũng cho rằng, chăn nuôi nhỏ lẻ, hiện người nuôi chưa chú ý đến an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học.

Cứ theo tập quán chở nước cơm về cho lợn ăn và không xử lý bằng nhiệt trước khi cho lăn thì nguy cơ bệnh DTLCP tái phát có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hơn nữa, DTLCP hiện chưa có vắc xin tiêm phòng bệnh nên đàn lợn không được miễn dịch. Nên khi dịch bệnh xảy ra sẽ chỉ gây thiệt hại trên đàn lợn chăn nuôi nhỏ lẻ của nông hộ.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, để phát triển chăn nuôi bền vững đến nay tỉnh đã quy hoạch 103 vùng chăn nuôi tập trung với tổng diện tích hơn 10.927 ha và 47 khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn. Bên cạnh đó, địa phương cũng đang triển khai thực hiện đề án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021, định hướng 2030 và đề án xây dựng cở sở chăn nuôi gà và lợn theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2018-2020.

“Minh chứng là năm 2019 khi DTLCP xảy ra trên địa bàn các trang trại chăn nuôi lợn không bị thiệt hại, mà chỉ xảy ra đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ”, ông Nhĩ chia sẻ.

Chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang trang trại tập trung

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển chăn nuôi lợn theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sang tập trung trang trại, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới và hiện đại, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, phù hợp với lợi thế từng vùng; đồng thời đẩy mạnh công tác tái đàn lợn theo hướng phát triển về quy mô và chất lượng.

“Thực tế, thời gian gần đây hình thức chăn nuôi trên địa bàn ngày càng được cải tiến, chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang trang trại, đầu tư công nghệ hiện đại.

Hiện toàn tỉnh có 163 trang trại, trong đó 64 trang trại lợn, tăng gấp đôi so với năm 2018, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học gắn với kiểm soát dịch bệnh”, ông Lâm chia sẻ và cho biết thêm, trong thời gian tới cơ quan chuyên môn sẽ chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi; từng bước thực hiện quy trình chăn nuôi tốt nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm.

Hướng đến xã hội hóa từ khâu sản xuất, cung ứng giống lợn, cũng như phát triển các trang trại có quy mô vừa, liên kết với doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Đối với chăn nuôi nông hộ, tỉnh cũng hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giúp người nuôi kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: Kim Sơ.

Chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giúp người nuôi kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: Kim Sơ.

Về việc tái đàn lợn trở lại, ông Nhĩ cho biết, tỉnh định hướng không phát triển ồ ạt. Chỉ những vùng nào, những hộ dân, những tổ chức cá nhân và hộ gia đình đảm bảo an toàn dịch bệnh nuôi theo hướng an toàn sinh học thì đẩy mạnh phát triển lại. Bởi hiện DTLCP đang tái phát trở lại một số tỉnh, vì vậy việc chăn nuôi an toàn sinh học là một biện pháp then chốt khống chế dịch bệnh này.

Do đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương phối hợp thú y các xã, thú ý các cấp kiểm tra, vận động tuyên truyền các hộ nuôi nếu không đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học thì không nên phát triển lại, vì nuôi sẽ không hiệu quả.

Ngược lại, ngành nông nghiệp vận động phát triển chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại quy mô vừa và lớn.

Trong đó, quy mô nhỏ ít nhất 20 con trở lên, khi đó tài sản đầu tư sẽ lớn và người nuôi sẽ chú ý đến chăn nuôi an toàn sinh học.

Đối với việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, theo cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn cho người nuôi, cụ thể, về chuồng trại phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như rào chắn, có hố sát trùng, có ngăn được côn trùng ra vào. Con giống thả nuôi phải nguồn gốc và khi mua về phải cách ly, theo dõi.

Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh thú ý. Nhưng nếu sử dụng thức ăn thừa thì phải sử lý bằng nhiệt và nơi đun nấu phải cách xa khu chăn nuôi. Hạn chế người không có trách nhiệm vào khu chăn nuôi.

Đặc biệt lưu ý, trong quá trình chăn nuôi, người nuôi phải thực hiện đầy đủ tiêm phòng các loại vắc xin thông thường cho lợn như: LMLM, dịch tả, tụ huyết trùng, E.coli, phó thương hàn.

Hiện tại các loại vắc xin này cơ quan thú y nhà nước cung cấp đầy đủ để bà con tiêm phòng cho lợn theo định kỳ theo quy định. Tuy nhiên các loại vắc xin này nhà nước không miễn phí.

Bên cạnh đó, việc tăng cường biện pháp cung cấp đầu đủ dưỡng chất cho đàn lợn để tăng sức đề kháng, vượt qua bệnh tật cũng cần người nuôi chú trọng.

“Chúng tôi mong bà con thực hiện các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để góp phần phát triển ổn định đàn lợn, cũng như góp phần khống chế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung”, ông Lâm bày tỏ.

Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học vượt qua bệnh DTLCP

Ghi nhận chúng tôi tại trang trại lợn của gia đình ông Phùng Hồng Em, ở xã Xuân Lộc, TX Sông Cầu - một trong những trang trại áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, dù năm 2019 khi DTLCP xảy ra trên địa bàn nhưng trang trại này vẫn không bị ảnh hưởng.

Ông Em cho biết, ông khởi nghiệp nuôi lợn từ năm 2015. Ban đầu, ông áp dụng chăn nuôi lợn nái sinh sản với quy mô đàn vài chục con. Tuy nhiên do ông chăn nuôi bằng trại hở nên chưa phát huy hiệu quả.

Năm 2017, ông chuyển chăn nuôi bằng trại lạnh khép kín, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Từ đó, quy mô đàn lợn nái sinh sản của gia đình ông phát triển lên đến từ 120-130 con, phục vụ con giống cho chăn nuôi lợn thịt khép kín trung bình 2.000 con.

“Từ khi gia đình tôi chuyển sang chăn nuôi lợn trong trại kín đã mang lại hiệu quả kinh tế. Cụ thể, lợn tiêu tốn thức ăn ít nhưng khỏe mạnh lại mau lớn hơn khi nuôi trong trại hở. Lợn con sau khi tách mẹ ra khoảng 20 kg, chúng tôi nuôi khoảng 3 tháng thì đạt 100 kg”, ông Em khẳng định và cho biết thêm, từ khi lợn đẻ ra đến khi xuất bán, mỗi con ăn từ 9-10 bao cám (mỗi bao 25 kg).

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm