| Hotline: 0983.970.780

Đinh Lăng - Cây thuốc quý

Thứ Ba 10/01/2012 , 14:48 (GMT+7)

Theo các nhà dinh dưỡng, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin...

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), trong dân gian còn gọi là cây gỏi cá.

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc bắc. Ngoài dược tính quý ra, cây đinh lăng còn trồng làm cảnh. Lá đinh lăng còn nấu canh, lá non làm rau sống ăn rất thơm ngon.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ (lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên). Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.

Theo các nhà dinh dưỡng, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt.

Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm có chức năng chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

 Liều dùng trung bình là 0,25- 0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc ngâm rượu.

Dưới đây là một số bài thuốc có cây đinh lăng

-Ho suyễn lâu năm: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

- Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng: Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Phong thấp, thấp khớp: Rễ đinh lăng 12g; cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8g; vỏ quýt, quế chi 4g (quế chi bỏ vào sau cùng). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

- Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5- 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống.

- Chống bệnh co giật hoặc trằn trọc vào ban đêm cho trẻ mới sinh, người ta lấy lá đinh lăng phơi khô đem bỏ vào gối cho trẻ nằm.

- Chữa tắc tia sữa: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều lượng mới có tác dụng.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất