| Hotline: 0983.970.780

Dioto 250 EC, Dioto 830 WG phòng trừ ốc bươu vàng trên ruộng lúa

Thứ Sáu 11/10/2019 , 07:05 (GMT+7)

Ốc bươu vàng là dịch hại ngoại lai, nguồn gốc từ Brazil, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985, thiệt hại ghi nhận đầu tiên vào năm 1994 tại Kiên Giang và TP.HCM.

Ốc bươu vàng sống trong nước ngọt, ruộng chua, phèn. Độ pH < 4 hay độ mặn > 0,6% ốc không sống được. Ốc gây hại bằng cách cắn đứt mạ từ khi sạ đến khoảng 20 ngày sau. Ruộng sa bị hại nặng hơn ruộng cấy. Ốc có thể gây hại suốt ngày đêm, tuy nhiên thường gây hại chủ yếu chiều – tối.

08-45-54_dioto_830wg_60g_2019

Để phòng trị ốc bươu vàng cần áp dụng tổng hợp các biện pháp, phải làm liên tục, rộng khắp và làm sớm trước khi mùa vụ bắt đầu. Các biện pháp bao gồm đặt lưới chắn ở cống, bọng dẫn nước, vét rãnh, bắt ốc bằng tay, cắm cọc thu gom trứng, cày bừa kỹ, cày sâu, đưa nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) nhử ốc trồi lên rồi diệt. Sau sạ không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, trường hợp ốc quá nhiều, các biện pháp trên không hiệu quả, cần thiết phải dùng thuốc trừ ốc như DIOTO 250EC, 830WG. Cần lưu ý nếu phòng trị bằng thuốc hoá học nên theo đúng hướng dẫn trên nhãn.

DIOTO có nghĩa là Diệt Ốc Tốt, chứa hoạt chất Niclosamide, có hai dạng chế phẩm:

- Dạng nhũ dầu (EC), hàm lượng Niclosamide: 250 gram/l.

- Dạng cốm (WDG), hàm lượng Niclosamide Olamine: 830 gram/kg.

DIOTO tác động rất nhanh đến chức năng hô hấp và tiêu hoá, ngăn cản hấp thu đường và quá trình biến dưỡng khiến ốc không hấp thu được oxy và dưỡng chất mà chết chỉ sau khi phun 15 - 30 phút. DIOTO diệt tốt cả ốc lớn, ốc nhỏ, hiệu quả triệt để, nhờ đó tiết kiệm chi phí phòng trừ (thuốc, thời gian, công lao động). DIOTO dễ phân huỷ bởi ánh sáng do đó phân hủy rất nhanh trong môi trường.

DIOTO ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lúa và hệ sinh thái trong nước. Phun DIOTO trên ruộng, sau đó vài ngày có thả vịt vào ăn ốc.

Đến nay chưa ghi nhận tính kháng của ốc với hoạt chất Niclosamide. Chỉ cần phun DIOTO một lần, đúng theo hướng dẫn, diệt ốc cả vụ. DIOTO thuộc nhóm độc 5 GHS không độc cho ong, chim, dê, cừu, độc tính thấp đối với người, gia súc và động vật có vú, được WHO khuyến cáo sử dụng trên ruộng lúa.

Hướng dẫn sử dụng:

* Dioto 250EC: Liều dùng 1 lít/ha. Pha 100 ml thuốc cho bình 16 lít để phun cho 1 công ruộng (1.000 m2).

* Dioto 830WDG: Liều dùng 200 - 600 gram/ha, tùy ruộng có ốc nhiều hay ít, có thể pha từ 20 - 60 gram/bình 16 lít để phun cho 1.000 m2.

Một số lưu ý:

+ Thời điểm phun: Có thể phun DIOTO các thời điểm sau:

* Phun trước sạ: Trước sạ vài ngày, dẫn nước vào ruộng, nhử ốc trồi lên rồi phun thuốc, sau đó làm đất tiến hành sạ bình thường.

* Phun sau sạ: Phun ngay khi lấy nước vào ruộng chuẩn bị rước phân đợt 1 (khoảng 7 – 10 ngày sau sạ).

+ Mực nước: Khi phun, giữ mực nước khoảng 3-5 cm là vừa. Sau phun tiếp tục giữ nước ít nhất 2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại. Để đảm bảo diệt ốc triệt để, cần chú ý: (1) không phun khi ruộng không có bờ bao, (2) ruộng sạ ngầm hay (3) mực nước trên ruộng quá sâu (trên 5cm).

+ Nên phun thuốc lúc chiều mát.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất