| Hotline: 0983.970.780

DN chế biến XK gỗ: Kêu như vạc

Thứ Năm 18/03/2010 , 09:52 (GMT+7)

Đơn hàng nhiều hơn năm 2009 nhưng đơn giá tăng, lao động về quê ăn tết “bỏ chạy” luôn khiến nhiều DN chế biến gỗ “tiến thoái lưỡng nan”...

Đơn hàng nhiều hơn năm 2009 nhưng đơn giá tăng, lao động về quê ăn tết “bỏ chạy” luôn khiến nhiều DN chế biến gỗ “tiến thoái lưỡng nan”: Không giao hàng thì bị phạt hợp đồng, mà cố làm để  giao hàng thì lỗ.

Theo ông Trần Văn Đá- TGĐ Cty CP Chế biến gỗ Thuận An, Tập đoàn CNCSVN- một DN có kim ngạch XK 9 triệu USD mỗi năm từ các mặt hàng bàn, ghế, tủ các loại...thì năm nay dự báo sẽ cực kỳ khó khăn do giá gỗ phôi cùng vật tư các loại khác như bao bì, sơn phủ bề mặt đều tăng nhưng đầu ra không tăng được do đã ký hợp đồng, mà mỗi lần đàm phán lại với khách hàng nước ngoài rất cực, có trường hợp không thể giải quyết được buộc phải hủy đơn hàng.

Ngay cả giá gỗ thông NK thời gian gần đây cũng tăng hơn 20%, cước vận chuyển quốc tế lẫn nội địa đều lên, bao bì đóng gói mặt hàng gỗ tăng 20-30%, lương công nhân, BHXH cũng tăng và sắp tới lại có thêm phí bảo vệ môi trường. Nhưng điều bức xúc nhất chính là giá điện tăng từ đầu tháng 3, dù không phải là ngành sử dụng điện nhiều như sắt thép, xi măng nhưng theo ông Đá, điện chiếm 5-6% giá thành sản phẩm gỗ nên giá điện tăng ngay lập tức ảnh hưởng tới giá thành. Đó là chưa kể nguyên phụ liệu cho đồ gỗ như bao bì, ốc vít, sơn...cũng lên giá.

Đại diện Cty TNHH Chế biến gỗ Nam Hải ( Bình Dương) có công suất chế biến trên 2.000m3 gỗ thành phẩm/năm tiết lộ, DN này vừa ký hợp đồng XK bàn ghế ngoài trời cho một Cty nước ngoài trị giá gần 200.000 USD sử dụng hoàn toàn gỗ trong nước. Tưởng ngon ăn, ai ngờ gỗ cao su, gỗ tràm tăng 100-150.000 đồng/m3, từ 3,4 triệu năm 2009 nay tăng lên 3,5-3,6 triệu đẩy giá thành sản phẩm tăng thêm 5-10%. “Vì công ăn viêc làm của mấy trăm công nhân và cũng để giữ chữ tín với khách hàng nên chúng tôi phải SX chứ cầm chắc không lãi”- vị đại diện này bức xúc.

Ông Trần Quốc Mạnh- TGĐ Cty Sadaco (TPHCM) cho biết, hiện rất khó thuyết phục khách hàng nước ngoài nâng đơn giá, bởi lý do họ đưa ra khá thuyết phục là “hồi phục kinh tế chưa bền vững nên khó lòng để người tiêu dùng bản xứ móc thêm tiền trả cho hàng trang trí nội thất”.  

Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ VN, năm 2010 phải đạt giá trị kim ngạch XK 5,56 tỷ USD và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020.

Điều đáng nói là, so với năm 2009 nhiều DN hoạt động cầm chừng, thậm chí có cơ sở tạm đóng cửa vì thiếu đơn hàng, còn năm nay, theo ghi nhận của NNVN gần như NM nào cũng có hợp đồng, khách hàng không thiếu. “Có thể nói, đơn hàng về nhiều nhưng đơn giá không tăng, thậm chí có DN phải giảm giá để có đơn hàng nên lợi nhuận thấp, có khi hòa vốn”, ông Huỳnh Văn Hạnh, GĐ Cty TNHH gỗ Minh Phương (Bình Dương) nói.

Đã bị đấm lại bị đá, các DN gỗ giờ bói không ra lao động. Chỉ riêng Cty Gỗ Thuận An, để chế biến khoảng 20 ngàn m3 từ gỗ phôi ra thành phẩm cần “quân số” 900 người. Tuy nhiên, đến nay ngoài tết đã gần 1 tháng nhưng số công nhân về quê ăn tết rồi “bỏ chạy” luôn chiếm đến 20%. Gần đây, Cty phải treo biển tuyển 200 công nhân với mức lương từ 1,8-2,2 triệu/tháng, nhưng số lao động tìm đến vẫn lèo tèo. Điều đáng nói, với các NM chế biến gỗ đòi hỏi lao động phải có tay nghề nhất định. “Vì vậy, cứ mỗi lần mất lao động là chúng tôi rất khổ sở, bởi mất thời gian đào tạo, thử việc, học nghề khá tốn kém”- ông TGĐ Trần Văn Đá nói.

Chưa hết, DN này đang có 1 chi nhánh tại Bình Phước, mặc dù đóng trụ sở ở vùng nông thôn nhưng lao động vẫn cứ thiếu trầm trọng. Năng suất thiết kế tại đây là 4.500 m3 gỗ thành phẩm/năm với nhu cầu 650 lao động nhưng chỉ mới khai thác được trên 2.000 m3 do thiếu tới 200 lao động!

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm