| Hotline: 0983.970.780

DN kêu trời vì lệnh cấm xe tải Tết Quý Tỵ

Thứ Ba 29/01/2013 , 09:52 (GMT+7)

Nhiều DN kêu trời vì lệnh cấm này khiến hoạt động SX-KD của họ không chỉ xáo trộn mà gần như triệt đường sống.

Ngay sau khi Liên ngành GTVT - Công an TP. Hà Nội xây dựng kế hoạch số 04/LNCATP-GTVT về việc đảm bảo TTATGT, TTĐT dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, nhiều DN kêu trời vì lệnh cấm này khiến hoạt động SX-KD của họ không chỉ xáo trộn mà gần như tê liệt.

Theo kế hoạch số 04, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ từ ngày 28/01-25/2/2013 (tức từ ngày 17 tháng chạp đến ngày 15 tháng giêng), Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý các lỗi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, nhất là trong khu vực nội thành, các tuyến đường Quốc lộ, vành đai và xuyên tâm. Cụ thể, sẽ cấm các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng toàn bộ đến 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm. Đối với các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng toàn bộ từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công chỉ được phép lưu hành từ 21h00 - 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.

Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn tại các tuyến đường: Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) - Đường 70 (đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến đường 72) - Đường 72 (đoạn giao đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn - quận Hà Đông) - Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Phúc La - Văn Phú - Phùng Hưng (quận Hà Đông đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) - Pháp Vân (nút giao Pháp Vân đi cầu Giẽ) - Cầu Thanh Trì - Nguyễn Văn Linh - Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố.


Việc cấm xe tải hoạt động ảnh hướng rất lớn tới việc SX-KD của các DN

Ông Hoàng Văn Tại - TGĐ Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, một DN SX phân bón có trụ sở trên đường Phan Trọng Tuệ, huyện Thanh Trì bức xúc, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương chỉ thị cho các DN Tập đoàn Hoá chất Việt Nam phải tập trung SX đảm bảo cung cấp đủ phân bón phục vụ vụ Đông Xuân.

Cả một năm ngành phân bón gặp khó khăn, nay là thời điểm SX kinh doanh vào tiến độ cao nhất nhằm cung ứng đủ phân bón cho bà con nông dân phục vụ SX nông nghiệp, việc Liên ngành GTVT - CA TP. Hà Nội tiến hành cấm xe tải từ 6 giờ đến 21 giờ tại các tuyến đường vành đai khiến việc SX-KD của công ty gần như phải tạm ngừng lại vì không có đủ nguyên vật liệu để SX cũng như hàng không kịp chở đi tiêu thụ dẫn tới ùn ứ cục bộ. Bao nhiêu đơn hàng bà con nông dân đăng ký công ty chở về giao trước tết để ra giêng chủ động xuống đồng cho kịp nông vụ đành ách lại. Ảnh hướng tới SXKD thì nhãn tiền nhưng ảnh hưởng lớn đến lịch thời vụ SX nông nghiệp của bà con nông dân trên cả nước thì biết ăn nói làm sao?

Cũng nằm trên đường Phan Trọng Tuệ - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Pin Hà Nội Phạm Văn Nghĩa phản ánh TP. Hà Nội chỉ nên cấm xe tải hoạt động từ đường vành đai vào nội thành như tết Nhân Thìn là phù hợp, chứ cấm xe tải hoạt động trên các tuyến đường vành đai là bất hợp lý. Gốc dễ của việc ùn tắc tại các tuyến đường vành đai, cửa ngõ do hạ tầng tại các khu vực cấm xuống cấp, chưa đồng bộ và bất hợp lý chứ không hẳn do xe tải hay container đi lại nhiều. Trong khi đó, dịp Tết là thời điểm hoạt động SXKD của các DN nhộn nhịp nhất mà vấp phải lệnh cấm xe tải coi như tiến độ kinh doanh giảm đi một nửa.

“Về cơ bản khi bị cấm lưu hành từ 6 giờ đến 21 giờ trong cả 1 tháng thì coi như DN tiêu rồi. Sản xuất đình trệ, mọi thứ đều thay đổi, xáo trộn từ công nhân bốc vác, đến thủ kho, thủ quỹ, giám sát… Như công ty chúng tôi chẳng hạn, mỗi ngày ít nhất có 2 container chở hàng về và và 4 - 5 container chở hàng đi thì công nhân mới có việc làm, có thu nhập . Vì vậy, chúng tôi đề xuất các cơ quan chức năng TP. Hà Nội cần có biện pháp nào đó san sẻ bớt khó khăn với các DN chứ cứ như thế này thì khổ quá.” Ông Nghĩa tâm sự.

Trao đổi với NNVN trước vấn nạn cấm đường kinh niên, ông Mai Chiến Thắng - TGĐ Cty CP Cao su Sao Vàng cho biết, đơn vị của ông đang tính chuyển trụ sở đi nơi khác vì không chịu nổi vấn nạn cấm đường do Cty Cao su Sao Vàng nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, tuyến đường liên tục cấm xe tải vào giờ cao điểm, nay lại cấm cả ngày, cả tháng thì sống sao nổi. 

“Chúng tôi phải chịu trận bao lâu nay rồi, phải đau khổ chấp nhận. Việc cấm không cho xe tải hoạt động gần như chặn đường sống của DN khi chi phí vận tải đội lên gấp đôi, gấp ba lần. Anh bảo, đã là DN SXKD phải có container chở hàng ra hàng vào mà bắt chúng tôi dùng xe tải nhỏ gom hàng đến container thì chi phí nào chịu nổi. Đấy còn chưa nói đến nhân công bốc dỡ, giám sát. Chính vì lí do này mà chúng tôi đang tính chuyện phải chuyển đi nơi khác thôi chứ không chịu được nữa rồi.” Ông Thắng than thở.

Là doanh nghiệp cung ứng phân bón nguyên liệu cho cả các DNSX và cho nông dân, nay đang là “nông vụ chí kỳ”, bao nhiêu phân bón tập kết để chuyển cho các nhà máy và nông dân xuốn đồng thì nay đều bị ách lại cả tháng trời, hết lệnh cấm thì cũng hết luôn thời vụ. Hợp đồng bị phá vỡ sẽ mất cả tiền lẫn uy tín. Bà Nguyễn Thị Tiêu - TGĐ Cty XNK Hà Anh kêu trời.

Cả năm trời khó khăn, đến lúc thời vụ, là cơ hội làm ăn của các DN SXKD phân bón thì nay chỉ vì một lệnh cấm đường để đảm bảo thông thoáng cho công chức đi chơi tết mà cả một đội ngũ công nhân các DN và bao nhiêu bà con nông dân khốn khổ như ngồi trên đống lửa vì lo thiếu việc làm, thiếu phân bón khi thời vụ đã đến cận kề. Trước sự bức xúc, phản đối quyết liệt của các DN SXKD, thiết nghĩ, lãnh đạo TP. Hà Nội cần xem xét lại phương án cấm đường dịp Tết Quý Tỵ sao hài hòa và hợp tình hợp lý cả đôi bên.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm