| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 07/07/2010 , 10:50 (GMT+7)

10:50 - 07/07/2010

DN lương thực đủng đỉnh chờ… chỉ tiêu

Thời điểm bắt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ HT được Chính phủ ấn định là ngày 15/7. Vì vậy, hầu hết DN hiện vẫn trong tình trạng “ngồi chờ”.

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực VN (VFA), vào ngày 9/7 VFA sẽ tập họp các DN thành viên để triển khai kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tại cuộc họp này, VFA sẽ quyết định phân bổ chi tiêu cụ thể cho từng DN, tùy thuộc vào năng lực thu mua cũng như điều kiện kho bãi.

Thời điểm bắt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ HT được Chính phủ ấn định là ngày 15/7. Vì vậy, hầu hết DN hiện vẫn trong tình trạng “ngồi chờ”. Trong khí đó, nhiều tỉnh, thành đã thu hoạch hơn phân nửa diện tích lúa HT. Lúa hàng hóa trong dân ngày càng nhiều mà thương lái đi thu mua rất thưa thớt. Nhiều nông dân cho biết, có khi chờ cả ngày mới có một hai ghe thu mua lúa đi ngang qua. Lúa phải thật đẹp (thu hoạch được nắng) và phơi khô họ mới để ý tới. Đó là ở những nơi thuận tiện giao thông, còn vùng sâu, vùng xa, kênh rạch khó đi thì có chờ dài cổ cũng chẳng có ghe nào đi qua.

Tìm gặp những DN thu mua lúa chủ lực ở khu vực ĐBSCL, hầu hết họ cho biết vẫn đang chờ chỉ tiêu được giao mới triển khai thu mua lúa. Mấu chốt của việc thu mua lúa tạm trữ là nhằm “nâng đỡ giá cả” giúp nông dân có lời. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thọ Trí – PTGĐ TCty Lương thực Miền Nam, khác với những đợt mua tạm trữ trước đây, vụ này Chính phủ chỉ giao chỉ tiêu số lượng, còn giá cả thu mua thì theo thị trường. Như vậy, nông dân cũng khó có thể kỳ vọng vào mức giá tăng cao khi các DN đồng loạt triển khai thu mua. Có chăng chỉ là nhiều ghe đi thu mua nên dễ bán hơn mà thôi.

Tại Hậu Giang, công tác thu mua lúa cho nông dân dẫn vẫn án binh bất động. Ông Lê Văn Tâm – PTGĐ Cty CP Lương thực Hậu Giang cho biết, do còn chờ chỉ tiêu và hiện nông dân cũng chưa thu hoạch rộ lúa hè thu nên Cty vẫn chưa triển khai kế hoạch cụ thể. Tương tự, ông Lê Văn Nguyên – GĐ Cty CP Kinh doanh nông sản Kiên Giang cho biết, đang chờ VFA phân cho số lượng bao nhiêu, ngân hàng nào cho vay, thủ tục như thế nào mới có thể triển khai thu mua.

Theo lãnh đạo một số DN thu mua lúa gạo cho biết, ngay cả khi đã được giao chỉ tiêu, DN cũng chỉ có thể mua vào từ từ vì kho chứa có hạn. Chính do tâm lý chờ chỉ tiêu và chờ vốn hỗ trợ mà tiến độ thu mua lúa hiện nay gần như chững lại hẳn, kéo theo sụt sụt giảm của giá lúa. Thành ra văn bản mua tạm trữ đã có, nhưng nông dân vẫn phải chờ! Điều đáng nói là kiểu chờ đợi này đã xảy ra hàng chục năm nay, với biết bao vụ lúa. Chẳng lẽ cứ lặp đi lặp lại cảnh "lúa thừa- giá xuống- tạm trữ" mãi gây mệt mỏi cho cả Chính phủ, DN, nông dân? Bao giờ hết điệp khúc này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm