| Hotline: 0983.970.780

DN TĂCN lại kêu chuyện "bình ổn giá"

Thứ Sáu 26/11/2010 , 09:57 (GMT+7)

Lần thứ 2 trong hơn một tuần gần đây, Hiệp hội TĂCN Việt Nam tiếp tục “họp nóng” nhằm kiến nghị lên Cục Quản lí giá đề nghị điều chỉnh cơ chế xin tăng giá mặt hàng TĂCN.

* Đề nghị bỏ giải trình lí do tăng giá

Người chăn nuôi khổ vì TĂCN giá cao
Ngày 24/11 vừa qua, lần thứ 2 trong hơn một tuần gần đây, Hiệp hội TĂCN Việt Nam tiếp tục “họp nóng” nhằm kiến nghị lên Cục Quản lí giá (Bộ Tài chính) đề nghị điều chỉnh cơ chế xin tăng giá đối với mặt hàng TĂCN. 

Hôm 24/11, Cty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tiếp tục có điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng TĂCN dành cho lợn thịt và gà thịt – những mặt hàng nằm trong nhóm hàng hóa phải thực hiện bình ổn giá. Theo Thông tư 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính, Cty này phải gửi hồ sơ đăng ký giá lên Cục Quản lí giá (Bộ Tài chính) xin ý kiến. 

Trong hồ sơ xin tăng giá, DN buộc phải thông tin đủ vào 2 văn bản gồm: Bảng kê khai mức giá cụ thể (gồm mức giá hiện hành; Mức giá kê khai mới cho từng mặt hàng cụ thể); và văn bản giải trình lý do điều chỉnh giá các mặt hàng đã đăng ký tăng giá (bao gồm rất nhiều yêu cầu như: kê khai chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp; chi phí SX chung; chi phí bán hàng; tổng giá thành; lợi nhuận dự kiến...) 

Ông Chamnan Wangakkrangkul – Phó TGĐ Cty cổ phần C.P Việt Nam cho rằng, mặt hàng TĂCN buộc phải đưa vào nhóm hàng bình ổn giá, và việc tăng giá phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước là điều mà nhiều quốc gia cũng thực hiện trong bối cảnh giá cả mất kiểm soát. Tuy nhiên, điều mà ông Chamnan ái ngại nhất đó là theo quy định của Thông tư 122/2010/TT-BTC áp dụng đối với mặt hàng bình ổn giá, thì cứ mỗi lần muốn tăng giá, DN buộc phải có hồ sơ gửi về Cục Quản lí giá xin ý kiến trong vòng 5 ngày, nếu được sự đồng ý thì mới được phép tăng giá. 

 Bất cập nằm ở chỗ, TĂCN là mặt hàng có tới hơn 20 nguyên liệu cấu thành, trong đó 70- 80% nguyên liệu hiện nay phải nhập khẩu. Trong hoàn cảnh giá cả nhiều nguyên liệu (đặc biệt là nguyên liệu NK) liên tục tăng – hạ theo từng ngày như hiện nay, các DN TĂCN thường phải điều chỉnh giá liên tục, có khi một tháng tăng (hoặc giảm) ba bốn lần là việc bình thường. Đối chiếu với những quy định về thủ tục xin tăng giá của Bộ Tài chính, thì cứ mỗi lần một vài nguyên liệu nào đó thay đổi kéo theo giá TĂCN thay đổi, thì DN đều phải trình Cục Quản lí giá xét duyệt.

Ông Chamnan Wangakkrangkul cho rằng, với đặc thù này của ngành SX TĂCN, DN dù muốn chấp hành nghiêm quy định của nhà nước cũng khó mà làm đúng được. Đó là chưa nói buộc DN phải báo cáo lợi nhuận dự kiến trước khi tăng giá là điều không thể báo cáo chính xác, vì lợi nhuận ra sao thì chỉ đến khi quyết toán mới có thể biết được. Điều đáng ngại là nếu không thể báo cáo đúng, thì sau đó khi bị thanh tra, DN sẽ bị phạt là không thể tránh khỏi...  

Theo đó, nếu mỗi lần tăng giá không quá 4%, thì Bộ Tài chính có cơ chế tạo điều kiện cho DN không cần phải kê khai giá và giải trình việc tăng giá. Điều kiện ràng buộc để DN không thể “lách luật” giống như trước đây (tăng nhỏ giọt từng lần) là dưới 15 ngày, DN không được tăng giá (đồng nghĩa với việc 15 ngày không được tăng giá quá 4%).

 “Thực chất thì hiện tại, tất cả các DN TĂCN đều đã phải áp dụng các chính sách đối với DN bình ổn giá. Ngoài 10 DN phải giải trình đăng ký giá với Bộ Tài chính mỗi lần tăng giá, các DN còn lại cũng đều phải gửi đăng ký giá về Sở Tài chính các tỉnh. Không giống như các DN kinh doanh hàng tiêu dùng ở Hà Nội và TP.HCM được hưởng các khoản vốn ưu đãi, các DN TĂCN hiện không chỉ vướng về thủ tục đăng ký giá, mà trên thực tế chưa nhận được bất kỳ ưu đãi nào của Nhà nước. 

Cụ thể đối với vốn vay, các ngân hàng thương mại nhà nước thời điểm này vẫn đang áp lãi suất 15%/năm đối với vốn vay của DN. Thế nhưng DN cũng không thể vay nguồn vốn - tạm gọi là “ưu đãi lãi suất” đúng với lãi suất niêm yết của ngân hàng, mà chỉ giới hạn trong phạm vi nào đó. Như Cty tôi chẳng hạn, số vốn vay từ ngân hàng thương mại Nhà nước cùng lắm chỉ đạt 50% tổng số vốn lưu động. Số còn lại, chúng tôi buộc phải đi vay ở các Ngân hàng tư nhân với lãi suất cắt cổ, có khi tới hơn 20%/năm.  

Không có vốn đã đành, việc đi mua đô-la để NK nguyên liệu hiện cũng như cực hình. Các ngân hàng thương mại hiện niêm yết giá đô – la thường từ 19,5 nghìn đồng/đô-la. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại Nhà nước cũng chỉ bán đô-la có hạn mức, còn lại DN đều phải đi mua đô-la ở ngân hàng tư nhân hoặc mua ở “chợ đen” với giá tới 20-22 nghìn đồng/đô-la. DN TĂCN chúng tôi không phản đối thực hiện việc bình ổn giá, nhưng tình hình tiền tệ nhảy múa và khó khăn như vậy, Nhà nước không bình ổn được chính sách vĩ mô, thì hỏi làm sao DN bình ổn giá được đây?” 

Trước những bất cập này, Hiệp hội TĂCN cho biết ngay hôm qua (25/11) đã chính thức có văn bản gửi Cục Quản lí giá đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo dỡ khó khăn trong việc xin tăng giá. Cụ thể: Hiệp hội kiến nghị đối với văn bản giải trình tăng giá, nên bãi bỏ hoặc điều chỉnh theo hướng, chí giải trình đối với một số nguyên liệu quan trọng khi có biến động. Đối với quy trình xin tăng giá, thay vì mỗi lần tăng giá đều phải báo cáo như hiện nay, Hiệp hội TĂCN kiến nghị Bộ Tài chính áp dụng theo phương án tương tự như Thông tư 104/2008/TT-BTC.  

Xem thêm
10 năm không được áp thuế GTGT, doanh nghiệp phân bón 'thiệt đơn thiệt kép'

Việc phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kéo dài từ 2015 khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước thiệt hại lớn, giá thành tăng, lợi nhuận giảm, vị thế cạnh tranh yếu.

Nắng nóng kéo dài cộng mùa vụ liên tục, cây lúa đối mặt nhiều bất lợi

Plastimula 1SL là giải pháp hỗ trợ cây lúa vượt qua ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài trong giai đoạn đầu vụ hè thu.

Aquavina đồng hành cùng người nuôi tôm ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao.

Bình luận mới nhất