| Hotline: 0983.970.780

DN tiên phong cơ giới hóa đồng bộ

Thứ Sáu 02/03/2012 , 10:26 (GMT+7)

Hà Nội sau khi sáp nhập với Hà Tây trở thành một thủ đô có diện tích sản xuất lúa thuộc hàng lớn trên thế giới với 200.000 ha...

Trình diễn máy cấy
Cơ giới hóa nông nghiệp, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm là một ước mơ xa xỉ với nông dân Việt. Cách đây mấy chục năm, khi những chú “trâu sắt” sơn đỏ chót của Liên Xô to lớn, kềnh càng, nhả khói đen xì, chạy phăm phăm trên cánh đồng giữa một rừng cờ quạt, khẩu hiệu, những người nông dân chân đất, đầu trần nhưng lạc quan lắm. Họ nghĩ đến lúc có máy cấy, máy gặt thay người. Thời gian trôi, ước mơ chìm trong bụi mờ quá vãng.

>> Rô đầu vuông Bắc tiến
>> Nơi không có người còng lưng cấy
>> Những độc chiêu của nông nghiệp Hà Nội

Hà Nội sau khi sáp nhập với Hà Tây trở thành một thủ đô có diện tích sản xuất lúa thuộc hàng lớn trên thế giới với 200.000 ha. Tuy nhiên với những mảnh ruộng nhỏ lẻ, manh mún thậm chí đến mức con trâu xuống cày xoay một vòng là đầu chạm bờ này, đuôi quất bờ kia. Với bình quân 4,8 thửa/hộ và diện tích bình quân chỉ khoảng 400 m2/thửa, thậm chí nhiều nơi diện tích ô thửa chỉ đạt 200m2/thửa thực sự là rào cản đối với quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa mới chỉ đươc tập trung ở khâu làm đất đạt khoảng trên 80% diện tích, còn lại các khâu; làm mạ, cấy, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi sấy bảo quản chủ yếu do các hộ dân trực tiếp tổ chức theo phương pháp thủ công truyền thống, quy mô hộ gia đình, tốn rất nhiều công sức. Lao động trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu là người có tuổi cao, già yếu bởi thanh niên đã chuyển sang làm việc khác hoặc lên thành phố sinh sống.

Nạn thiếu lao động trầm trọng trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên diễn ra đặc biệt là vào mùa vụ cấy hái, thu hoạch với những mức giá thuê đắt đỏ. Từ những thực tế đó Cty TNHH MTV Công nông nghiệp Hà Nội xây dựng mô hình “Doanh nghiệp (DN) liên kết thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa” tại thôn Vĩnh Trung (Xã Đại Áng huyện Thanh Trì). Lần đầu tiên có một DN khai phá theo hướng mới làm dịch vụ tất tật theo một chuỗi liên hoàn từ cày bừa, gieo mạ, cấy hái đến thu hoạch. Những công đoạn rất nặng nhọc của nghề nông đều được thực hiện bằng máy móc với độ chính xác, chuyên nghiệp cao. Đây quả là một ước mơ ngàn đời của người nông dân xứ Việt.

Trước đây, việc cơ giới hóa trong trồng lúa đã manh nha có ở Hà Nội nhưng do các HTX thực hiện. Năng lực tài chính yếu, khả năng điều hành kém nên khi thực hiện khó không khác gì tìm đường…lên trời. Nay, DN đã chủ động cùng các cấp chính quyền, HTX tổ chức nhiều cuộc họp trong cấp ủy, Ban chủ nhiệm HTX dịch vụ, Ban chỉ huy thôn và họp với toàn thể bà con nhân dân tuyên truyền vận động tự nguyện dồn ô đổi thửa. Để bà con yên tâm về quyền lợi ở Vĩnh Trung dồn điền đổi thửa mà không thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ trương hợp lòng dân nên ban đầu bình quân 350m2/thửa, sau dồn lại chỉ còn 42 thửa, bình quân khoảng 1-3ha/thửa.

DN đã đào tạo, tập huấn cho 5 cán bộ quản lý mô hình, 10 lao động sản xuất mạ khay và 6 lao động sử dụng máy nông nghiệp để lo thay chuyện cấy hái cho cả ngàn lao động. Lại nói chuyện mạ khay là công nghệ tiên tiến của Nhật Bản với những ưu điểm vượt trội làm mạ thời gian ngắn, khỏe, tốt. Khả năng đẻ nhánh mạnh, bén rễ nhanh, rễ trắng nhiều. Hạn chế sâu bệnh gây hại ở các thời kỳ. Tiết kiệm được giống gieo. Tiết kiệm quĩ đất gieo mạ. Chủ động thời vụ trách được những tác động của điều kiện khí hậu tự nhiên.

Lợi thế thì nhiều thật nhưng mạ khay chỉ đi vào dân được nếu có đơn vị cung ứng dịch vụ còn dân tự làm kiểu nhỏ lẻ rất khó khả thi. Với việc sử dụng máy gieo hạt KUBOTA công suất 300 khay một giờ mọi chuyện trở nên hết sức đơn giản. Ở công đoạn làm đất, từ trước đến nay bà con nông dân thường sử dụng máy từ 8 -10 - 12 - 15 mã lực với dàn cày nhỏ nên làm đất không được sâu chỉ đạt từ 8 - 12 cm khiến cho cây lúa phát triển kém. Nay Cty sử dụng máy B2420 của KUBOTA công suất 24 mã lực với hệ thống bánh lồng, dàn phay, lưõi cày đạt tiêu chuẩn xới sâu đạt từ 18 – 20 cm phù hợp với tầng canh tác lúa, công suất từ 2-4ha/8h.

Đồng đất phẳng phiu, cày bừa nhuyễn là đến lúc máy cấy SP48W của KUBOTA công suất cấy 1ha/8h được huy động nhập cuộc. Máy này có thể cấy ở nhiều loại đồng đất nhờ hệ thống phao nổi và cảm biến tự động. Đến thời kỳ thu hoạch máy gặt đập liên hợp DC60 công suất gặt 4- 5ha/8h với tỷ lệ tổn thất hạt thấp, có thể loại tạp chất khi đóng bao được vận hành. Nói tóm lại, tất cả những công đoạn đáng sợ nhất của nhà nông đều được máy móc thực hiện hết trong khi tổng chi phí cho làm đất, giống, mạ, cấy, chăm bón, BVTV, thu hoạch dự kiến chỉ 816.000 đ/sào.

Giám đốc Cty Công nông nghiệp Hà Nội bảo với tôi rằng, câu chuyện cơ giới hóa đồng bộ, nói thì dễ, làm mới thực khó. “Thành phố nên hỗ trợ DN xây dựng một số cơ sở sản xuất mạ khay, cơ giới hóa hiện đại theo mô hình của các nước phát triển để làm hạt nhân mở rộng và hỗ trợ cho nông dân. Song song với đó phải có chính sách hỗ trợ các tổ dịch vụ HTX nông nghiệp và nông dân mua máy móc thiết bị, lồng ghép mô hình khuyến nông cùng với đưa cơ giới hóa đồng bộ để vào sản xuất được nhanh và rộng hơn”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm