| Hotline: 0983.970.780

DNSX bắp giống khốn đốn

Thứ Ba 03/08/2010 , 08:00 (GMT+7)

Chưa lúc nào mà các DNSXKD bắp giống lại khốn đốn như thời điểm hiện nay, đã có ít nhất 2 đơn vị trên đà phá sản, ngân hàng phong tỏa vì nợ nần chồng chất do tồn kho giống LVN-10 quá lớn.

* Cây mì đè cây bắp

Một ruộng sản xuất hạt giống bắp lai vụ ĐX 2009-2010.
Chưa lúc nào mà các DNSXKD bắp giống lại khốn đốn như thời điểm hiện nay, đã có ít nhất 2 đơn vị trên đà phá sản, ngân hàng phong tỏa vì nợ nần chồng chất do tồn kho giống LVN-10 quá lớn.

Theo nguồn tin riêng của NNVN cho thấy, hầu hết các DNSX bắp giống đều bị “khủng hoảng” thừa, nhất là giống bắp dài ngày LVN-10, DK 888 tồn kho lên tới hàng ngàn tấn, nếu đơn vị nào kinh doanh bộ giống bắp đa dạng (bắp vàng, bắp nếp, LVN-10 dài ngày lẫn ngắn ngày khác) thì ít thua lỗ, còn đơn vị nào vốn lưu động đã ít mà SXKD chỉ 1 giống bắp dài ngày LVN-10 như Cty CP Giống Đồng Nai, Sao Cao Nguyên, Lương Nông, Nông Tín...với số lượng tồn kho chỉ cần chừng 200-300 tấn kéo dài 2- 3 vụ là có nguy cơ...đổ nợ!

Chẳng hạn, Cty CP Sao Cao Nguyên (Lâm Đồng) hiện đang tồn kho 300 tấn giống bắp LVN-10, với giá thành SX 1kg giống khoảng 30.000 đồng, tức đang có 9 tỷ đồng vốn lưu động nằm chết dí trong kho, trong khi mỗi tháng dù không bán hàng được Cty cũng phải chi 200 triệu đồng để trả lương, quản lý, lãi vay...Do nợ nần kéo dài không thanh toán đúng kỳ hạn khiến ngân hàng phong tỏa tài khoản, vì thế mới đây Cty phải cầu cứu Hiệp hội Thương mại Giống Cây trồng xin “can thiệp” để được ngân hàng “giãn nợ”, nếu không chỉ có nước phá sản. Cùng với việc tồn kho thì cũng có Cty CP khác phải hủy hàng chục tấn giống do để trong kho lâu ngày bị mối mọt, tỷ lệ nẩy mầm thấp dưới tiêu chuẩn, thậm chí có Cty còn phải đem bán cho thức ăn gia súc giá 1.300đ/kg vì không còn kho để chứa.

Ông Ngô Văn Giáo, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, nguyên nhân chính là do “phe ta” cả, bởi vụ ĐX 2008-2009 xảy ra cơn sốt giống nên nhiều đơn vị đua nhau làm giống. Chỉ riêng trên 2 địa bàn Củ Chi (TPHCM) và tỉnh Tây Ninh vốn được coi là “thủ phủ” sản xuất hạt giống bắp lai của cả nước, năm đó đã có mặt trên 10 đơn vị “đổ bộ” đầu tư với tổng diện tích lên tới 5.000 ha, tăng 1.500 ha so các năm trước. Việc SX giống thiếu qui hoạch, mạnh ai nấy làm nên không ít đơn vị gặp “nạn” do tồn kho “hàng cũ lẫn hàng mới” từ năm trước gối năm sau.

“Phải nói thực, đến nay Hiệp hội vẫn không có con số thống kê diện tích SX bắp giống của từng đơn vị, từng vùng là bao nhiêu, nên không thể cân đối cung cầu, mà đã không có thông tin về công tác thống kê thì cũng rất khó định hướng kế hoạch chung cho từng đơn vị SX giống được”- Ông Ngô Văn Giáo

Vậy là hậu quả nhãn tiền, năm nay nắng hạn kéo dài mùa mưa đến trễ 1 tháng, đầu vụ mưa lại quá ít nên phần lớn nông dân các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, có nơi xuống giống bắp trễ đến gần 2 tháng, chính vì điều kiện bất lợi này mà nông dân chọn các loại giống ngắn ngày như NK67, NK54 (Syngenta), C919,C414 (Monsanto), CP 999, CP 888 (Cty CP).. để trồng hơn là giống dài ngày LVN-10, DK 888 như các năm trước. Riêng tại Đồng Nai, theo Sở NN-PTNT, vụ HT năm 2010 trồng hơn 25.000 ha bắp, trong đó ước tính có khoảng 90% diện tích “phủ” các loại giống bắp ngắn ngày. Chị Mai Thị Khuyến, đại lý cung ứng giống bắp ở xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ cho biết, vụ HT này chị lấy 5 tấn giống bắp LVN-10 của một Cty về bán cho nông dân, tháng 4, 5/2010 giá công ty ấn định là 47.000 đ/kg, nay giảm còn 35.000 đ/kg vẫn tiêu thụ rất chậm, hiện chị còn tồn hơn 4 tấn.

Mặt khác, cũng theo ông Giáo, diện tích trồng bắp dài ngày không chỉ giảm do xu thế người nông dân bây giờ thích giống bắp ngắn ngày hơn để “tăng vụ” mà còn bị các loại cây trồng khác thay thế dần như cây mía, mì. Quả thực, hiện tượng này đã và đang xảy ra tại tỉnh Tây Ninh do gần đây cây mì bán được giá, nên người nông dân đã không ngần ngại phá bắp trồng mì. Ông Huỳnh Văn Thảo ở ấp Lộc Tân, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng cho NNVN biết: “Trước đây, tôi có 3 ha đất màu chuyên trồng bắp lai. Từ vụ HT năm ngoái, thấy trồng bắp lời lãi không bao nhiêu, các đại lý thu mua luẩn quẩn chỉ có 4-5 ngàn/kg, 1 ha NS đạt 6,7 tấn mới có lãi 12-13 triệu, trong khi trồng mì đầu tư không nhiều lại có lãi gấp đôi nên tôi chuyển sang trồng mì hết”.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, năm 2010 diện tích trồng mì tại đây ước đạt đến 40.000 ha (qui hoạch chỉ có 20.000 ha), trong đó diệm tích cây bắp chuyển sang khoảng 5.000 ha. Cho dù đạt sản lượng 1,2 triệu tấn củ mì/năm vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến các NM trong tỉnh, vì vậy nguy cơ cây bắp lai sẽ mất dần do cây mì “xâm chiếm” vẫn đang tiềm ẩn.

Điều đáng nói là, trong khi diện tích trồng bắp lai đang có xu hướng sụt giảm thì sản lượng bắp giống cung ứng trên thị trường ngày một tăng lên. Nếu cả nước trước đây mỗi năm SX 1 triệu ha bắp, thì nay ước giảm còn 800 ngàn ha, tức nhu cầu số lượng bắp giống khoảng 12.000 tấn/năm (mật độ trồng 15kg/ha), thế nhưng 2 năm trở lại đây, chỉ riêng hai DN Syngenta và Monsanto đã nhập vào VN trên dưới 7.000 tấn giống bắp Thái Lan (chủ yếu là giống ngắn ngày) mỗi năm, còn lại 5.000 tấn dành cho các Cty giống trong nước tranh nhau SX giành lấy thị phần. Hậu qủa dẫn tới việc khủng hoảng thừa là điều dễ hiểu.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm