| Hotline: 0983.970.780

DNXK cà phê đang đứng bên miệng vực

Thứ Sáu 18/06/2010 , 14:57 (GMT+7)

Các DNXK cà phê Việt Nam đều lên tiếng cảnh báo, hiện các tập đoàn nước ngoài đang tràn vào thủ phủ cà phê Tây Nguyên đe doạ "bóp chết" các DN cà phê trong nước.

* Vài năm nữa, các DNXK cà phê "Made in Vietnam" sẽ biến mất?

Tham dự hội thảo về chính sách tiêu thụ, dự trữ cà phê gắn với SX ngày hôm qua (17/6) tại Hà Nội, các DNXK cà phê Việt Nam đều lên tiếng cảnh báo, hiện các tập đoàn nước ngoài đang tràn vào thủ phủ cà phê Tây Nguyên đe doạ "bóp chết" các DN cà phê trong nước. 

Hội thảo trở thành "diễn đàn" để các DNXK cà phê kêu ca, tố khổ. Hết chuyện bị các DN nước ngoài tìm cách bóp chết đến việc thiếu tài chính trầm trọng và bị các nhà đầu cơ thị trường cà phê lũng đoạn thao túng. Ông Đỗ Hà Nam, TGĐ Cty XNK Intimex rất bức xúc khi khẳng định, ngành cà phê đang rất rối rắm. Dù là một quốc gia hàng đầu về XK cà phê nhưng Việt Nam không những không thể tác động đến giá cà phê thế giới mà ngay cả việc thuận mua vừa bán cũng không xong. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc tất cả các mặt hàng cà phê đều được áp giá theo thị trường London hay New York. 

Ngay cả khi Chính phủ có quyết định tạm trữ cà phê nhằm bình ổn giá thì giá cà phê vẫn luôn biến động theo đồ thị hình sin. Điều đó dẫn đến thực trạng các DN Việt Nam luôn bị động và loay hoay trong quá trình mua bán, XK hay dự trữ. Cùng quan điểm trên, ông Đỗ Văn Nam, TGĐ TCty Cà phê Việt Nam cũng than thở, Việt Nam XK tới 95% là cà phê nhân, và các DN giao dịch qua giá ở sàn giao dịch London và New York. Giá bán được trừ lùi theo kỳ hạn cũng gặp rất nhiều vấn đề. 

Chẳng hạn, giá ở London tháng 7 là 1.400 USD/tấn, sau đó giá cà phê của DN Việt Nam sẽ trừ lùi 50 USD/tấn, gọi là phí an toàn cho đối tác nên thiệt hại một phần không nhỏ. Mặt khác, khi giá cà phê tại sàn London xuống thấp, rất nhiều DN cà phê Việt Nam mua vào để đẩy giá lên. Song giá cà phê không tăng lên theo dự đoán mà còn giảm xuống hơn nữa. Nguyên nhân là những nhà đầu tư tài chính trên thị trường này tính toán và biết trước được lượng cà phê dự trữ của các DN Việt Nam nên họ tìm cách kìm. “Thế là mình chết”! 

Chưa hết với giá cả liên tục nhảy múa, các DNXK cà phê luôn trong tình trạng đói vốn trầm trọng. Mấy tháng gần đây, giá cà phê trong nước giảm, trái ngược hoàn toàn với dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Cứ tưởng giá cả phù hợp các DN sẽ phấn khởi nhưng thực tế hoàn toàn khác bởi hầu như họ đã bất lực từ lâu do không có tiền thu mua. Ông Đỗ Văn Nam dám chắc rằng 98% các DNXK cà phê hiện tại đang sống trong cảnh “đi nuôi ngân hàng” và không biết ngày mai sẽ ra sao. Thành thử dù có biết dự trữ cà phê đầu vụ có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ nhưng đành bó tay vì không huy động nổi vốn.  

“Vào đầu vụ phải ứng cho nông dân, cho các đại lý. Tiền ở đâu? Đi vay ngân hàng mới có. Nhưng hầu hết các ngân hàng bây giờ thấy các DNXK cà phê là họ sợ như sợ kẻ thù. Rủi ro lớn quá, không biết bao giờ mới trả nổi”. Rút cuộc, giá cà phê xuống thấp chỉ “béo” các DN nước ngoài. Khi giá giảm mạnh họ tràn vào mua cà phê tại Tây Nguyên với số lượng rất lớn nhờ nguồn tài chính hùng mạnh. 90% thị phần cà phê ở Tây Nguyên hiện đã rơi vào tay các DN nước ngoài. “Với tình hình này, chỉ trong vòng vài năm nữa DNXK cà phê trong nước có thể bị xóa sổ hoàn toàn”. 

Tại hội thảo, tất cả các DN đều tha thiết kêu gọi có chính sách mới nhằm tạo điều kiện để họ có thể tồn tại. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho các DN vay vốn ưu đãi thu mua tạm trữ cà phê để giữ giá cho nông dân, song đến nay các DN vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi trên. Hạn vay ngân hàng chỉ chừng 2- 3 tháng khiến các DN gặp khó. Nguyện vọng của họ muốn được kéo dài thêm 4-5 tháng nhằm có đủ thời gian xoay vòng vốn.  

Song, điều gây nên sự bất lợi trong XK cà phê của Việt Nam ngoài khả năng dự báo thị trường còn liên quan đến đội ngũ các DNXK. Thực trạng bát nháo “trăm người bán, vạn người mua”, cao điểm lên đến 142 DN tham gia XK cà phê khiến không biết đâu mà lần. “Quá nhiều DN nhảy ra XK dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng, hạ giá sản phẩm bằng mọi cách, không quan tâm đến hình ảnh cà phê Việt Nam mà chỉ chạy theo lợi nhuận, rất bát nháo”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm