| Hotline: 0983.970.780

DNXK gạo phải "phát tín hiệu" cho nông dân

Thứ Sáu 30/12/2011 , 09:54 (GMT+7)

Trước tình trạng nông dân ĐBSCL đang ồ ạt xuống giống lúa IR 50404 trong vụ đông xuân 2011-2012, NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt quanh vấn đề này.

* XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ "NGĂN CHẶN" GIỐNG IR 50404

PGS.TS Phạm Văn Dư
Trước tình trạng nông dân ĐBSCL đang ồ ạt xuống giống lúa IR 50404 trong vụ đông xuân 2011-2012, NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt quanh vấn đề này.

Thưa ông, nông dân ĐBSCL đang xuống giống tràn lan lúa IR 50404. Trách nhiệm quản lý Nhà nước của ngành nông nghiệp và các địa phương ra sao?

Từ mấy năm nay, Bộ NN-PTNT đã luôn khuyến cáo không sử dụng một giống nào đó vượt quá 15-20% diện tích xuống giống. Vì thế, giống IR 50404 cũng như bất kỳ một giống nào khác đã luôn được mặc định rằng diện tích không vượt quá 20% diện tích gieo sạ ở các địa phương. Các tỉnh, TP ở ĐBSCL cũng đã nỗ lực khuyến cáo nông dân tuân thủ tỷ lệ nói trên.

 Nhưng nói thực, nông dân nhiều khi vẫn nghe ông thương lái hơn. Nếu vụ này, ông thương lái tìm tới nhà một ông nông dân nào đó hỏi mua lúa IR 50404, thì y như rằng vụ sau, ông nông dân sẽ làm giống đó liền mà không quan tâm xem đầu ra thế nào. Các tỉnh, ngành nông nghiệp ở các địa phương chỉ có thể khuyến cáo mà thôi, nông dân có tuân thủ hay không, thì chính quyền, cơ quan chức năng ở các địa phương chẳng thể làm gì được vì không có chế tài.

Mà cũng không thể chế tài được nông dân, vì người mua lúa của họ là thương lái chứ không phải chính quyền, ngành nông nghiệp các địa phương.

Vậy là chúng ta vẫn cứ phải bó tay trước tình trạng nông dân muốn dùng giống nào thì dùng, bất chấp các nguy cơ dịch bệnh, thị trường?

Để giải quyết tận gốc vấn đề này, phải tính tới mối liên kết 4 nhà, mà cái chính là sự bắt tay giữa nhà doanh nghiệp với nông dân. Hiện nay, do thiếu thông tin nên nông dân vẫn đang tự đoán mò về đầu ra rồi kiếm giống về gieo sạ. Do đó, tình trạng giống này hay giống kia bỗng nhiên gia tăng một cách bất thường về diện tích vẫn thường xuyên xảy ra. Năm nay là IR 50404, năm sau có thể sẽ là OM 6976 chẳng hạn.

Mặt khác, trong khâu tiêu thụ lúa hiện nay, cơ bản có 3 tầng thương lái. Đầu tiên là thương lái đi thu mua lúa trực tiếp ở đồng ruộng của nông dân sau đó bán lại cho các thương lái lớn hơn. Những thương lái này đem lúa đi xay xát ra gạo lứt rồi bán lại cho những thương lái lớn nhất là các doanh nghiệp chuyên đánh bóng, cung ứng gạo xuất khẩu.

Điều đáng nói là hiện nay, chưa có ai quản lý 3 tầng nấc thương lái nói trên. Trong khi chính họ là những người tác động trực tiếp tới việc nông dân chạy đua sản xuất những giống lúa nào.

Bởi vậy, theo tôi, ngành lương thực cần sớm có những dự báo về nhu cầu của thị trường xuất khẩu: loại gạo nào sẽ thuận lợi về đầu ra, loại nào sẽ khó khăn, nhu cầu của từng loại gạo là bao nhiêu… Những dự báo đó cần được gửi thành văn bản tới các tỉnh, thành phố để ngành nông nghiệp các địa phương có cơ sở khuyến cáo về đầu ra cho nông dân một cách cụ thể, thuyết phục hơn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), việc xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp đang rất ảm đạm. Từ ngày 1-22/12, Việt Nam xuất khẩu 210.040 tấn gạo, thì gạo cao cấp 2-5% tấm là 61.158 tấn (chiếm 29,12%), gạo trung bình là 104.517 tấn (49,76%), gạo thơm 27.298 tấn (13%), nếp 8.187 tấn (3,9%), tấm 4.567 tấn (2,17%). Trong khi đó gạo phẩm cấp thấp chỉ có 2.775 tấn (1,32%), chỉ cao hơn gạo đồ (1.38 tấn, 0,73%).

Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, trong năm 2012, gạo cấp thấp chỉ có thể trông chờ vào thị trường Philippines và châu Phi. Chính phủ Philippines đã công bố sẽ nhập khẩu 500 ngàn tấn gạo trong năm tới nhưng chưa nói rõ là nhập những chủng loại gạo nào. Còn thị trường châu Phi hiện nay gạo Việt Nam không thể vào được vì họ không chấp nhận giá xuất khẩu của ta.

Nhưng giải pháp quan trọng nhất là doanh nghiệp phải bắt tay vào việc hợp tác với chính quyền và nông dân ở các địa phương để xây dựng vùng nguyên liệu. Trên vùng nguyên liệu đó, sẽ có quy định cụ thể về việc dùng những giống lúa nào. Và do đó mới không còn tình trạng giống này hay giống kia bỗng nhiên tăng hay giảm một cách quá bất thường như trong thời gian qua.

Việc xây dựng vùng nguyên liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp giải được bài toán xây dựng thương hiệu lúa gạo. Tôi cho rằng thương hiệu lúa gạo là một vấn đề sống còn. Thương hiệu không chỉ giúp làm gia tăng giá trị hạt gạo xuất khẩu, làm tăng giá trị của cả chuỗi cung ứng lúa gạo mà còn giúp giảm thiểu các rủi ro.

Vậy là doanh nghiệp cần phải bắt tay với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu ngay từ bây giờ?

Đúng vậy. Đây là thời điểm tốt để chúng ta chuyển từ lượng sang chất trong xuất khẩu gạo. Năm nay, lượng gạo xuất khẩu sẽ đạt 7 triệu tấn. Về lượng, như vậy là đã quá tốt rồi và chúng ta cũng không cần phải gia tăng thêm lượng gạo xuất khẩu trong những năm tới. Thay vào đó là đi vào chất lượng. Mà muốn giải được bài toán chất lượng, chỉ có con đường xây dựng vùng nguyên liệu.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm