| Hotline: 0983.970.780

Đỡ đầu hộ nghèo

Thứ Năm 12/06/2014 , 09:24 (GMT+7)

Sau bao năm khó khăn, giờ đây xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã khoác lên mình “bộ áo mới”.

Những căn nhà mái lá năm nào giờ đã được thay thế bởi những căn nhà mái tôn, cột bê tông nằm kề với những cánh đồng nuôi tôm kết hợp trồng lúa.

Ông Thạch Hồng Chiến, người đã có nhiều năm liền làm Bí thư Đảng ủy xã Tân Phú, nhận xét: “Nếu nhìn lại hơn 10 năm về trước, đời sống của người dân trong ấp gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng thì nay đã khác”.

Nhờ thụ hưởng Chương trình 134, 135 của Chính phủ nên những năm qua, các công trình giao thông, thủy lợi, nhà ở, nước sinh hoạt, điện thắp sáng ở ấp Tapasa II được Nhà nước đầu tư xây dựng gần như hoàn thiện.

Kết thúc Chương trình 134, 135 giai đoạn 1, chính quyền xã Tân Phú đã xây cất được 65 căn nhà cho hộ đồng bào dân tộc Khmer và hàng chục căn nhà Đại đoàn kết hộ nghèo trong ấp, xóa cơ bản tình trạng nhà dột nát.

Đến nay, trên 80% các tuyến lộ nông thôn của ấp được bê tông hóa, giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi. Hàng chục hộ nghèo trong ấp được cấp dụng cụ chứa nước hoặc hỗ trợ tiền khoan giếng nước.

Bà Thạch Thị Liên, hộ dân trong ấp, cho biết: “Gia đình tôi được chính quyền địa phương cất cho căn nhà theo Quyết định 134 của Chính phủ, rồi được mắc điện lưới để sử dụng. Gia đình tôi an cư lạc nghiệp, có điều kiện thuận lợi hơn để tập trung SX, phát triển kinh tế gia đình”.

Ông Nguyễn Hoàng Thắng, Trưởng ấp Tapasa II, cho biết: UBND xã Tân Phú có chủ trương điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu SX. Nhờ vậy mà ấp Tapasa 1 có trên 1/3 diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang chuyên nuôi tôm hoặc trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Những nơi có điều kiện thuận lợi, chúng tôi còn khuyến khích hộ dân trồng xen canh các loại rau màu, kết hợp nuôi nuôi cá nhằm tạo thêm nguồn thu nhập để phát triển kinh tế gia đình. Cũng từ đây, đời sống của người dân trong ấp có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Để giúp người dân thực hiện đạt hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu SX, ngoài việc phân công đảng viên, đoàn thể ở ấp đỡ đầu hộ nghèo, chính quyền xã Tân Phú còn kết hợp với ngành chuyên môn của huyện Thới Bình tăng cường tập huấn KHKT, giúp hộ nghèo trong ấp được vay vốn tín chấp từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội.

Ông Trà Măng ở ấp Tapasa I cho biết: “Gia đình tôi có 10 công đất trồng lúa kém hiệu quả. Từ khi chính quyền địa phương cho chuyển đổi sang trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm, kinh tế gia đình không ngừng phát triển. Gần 4 năm nay, 10 công đất nuôi tôm kết hợp trồng một vụ cho thu nhập từ 50-70 triệu đồng mỗi năm. Nhờ vậy, đến nay tôi có tiền cất được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng”.

Ngoài ra, hằng năm, chính quyền ấp Tapasa I và II còn vận động nhiều thanh niên, phụ nữ nhàn rỗi trong ấp ra xã học nghề miễn phí. Trong năm vừa qua, có trên 20 thanh niên, phụ nữ là con em hộ đồng bào dân tộc Khmer được xã hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, rồi giới thiệu việc làm theo Quyết định 74 của Chính phủ. Nhờ vậy, đến nay phần lớn số lao động nhàn rỗi trong ấp đã tìm được việc làm ổn định ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, có tiền gửi về hằng tháng để phụ giúp gia đình.

Ngoài ra, trên 20 hộ đồng bào dân tộc Khmer trong ấp sắp tới sẽ được Nhà nước xem xét hỗ trợ đất SX, chuyển đổi ngành nghề theo Quyết định 74 của Chính phủ.

Ông Dương Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú, phấn khởi cho biết, đến nay hai ấp Tapasa I và II chỉ còn khoảng 10% hộ nghèo, giảm trên 35% so với 10 năm trước đây. Hộ có điện thắp sáng, nước sinh hoạt chiếm gần 90%.

“Chúng tôi tiếp tục tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi để giúp người dân trên địa bàn áp dụng vào SX đạt hiệu quả cao hơn”, ông Tuấn nói.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm