| Hotline: 0983.970.780

Đổ oan

Thứ Năm 28/03/2013 , 09:47 (GMT+7)

Nhà chị Thi có cái ao rộng dễ đến gần sào đất. Dưới ao thả cá, thả sen. Trên bờ trồng chuối và một số cây ăn quả tỏa bóng xuống mặt ao.

Nhà chị Thi có cái ao rộng dễ đến gần sào đất. Dưới ao thả cá, thả sen. Trên bờ trồng chuối và một số cây ăn quả tỏa bóng xuống mặt ao.

Ngay chỗ bờ ao giáp ranh với nhà chị Lưu hàng xóm, chị Thi còn trồng mấy gốc bí ngọn vươn mập mạp leo lên giàn sát mép ao. Thật là một kiểu tận dụng “kinh doanh đất và ánh sáng” nhiều lãi mà không mất tiền. Đó là chưa kể đến mấy tổ ong và chuồng chim bồ câu đặt ở dưới bóng cây râm mát thường vang lên tiếng chim gù và rù rì của bầy ong đêm ngày làm mật. Có người gọi đấy là mô hình VAC độc đáo, kể cũng không ngoa.

Hàng ngày công việc đồng áng bận bịu, chị Thi ít lui tới khóm bí ở cuối ao. Nhưng không phải vì thế mà chị không chú ý. Bọn trẻ con hàng xóm là nghịch lắm. Mà không cứ gì là trẻ con, khối người lớn chẳng đã xấu bụng đó hay sao. Nhớ lại hồi gốc bí mới vươn vòi, đứa nào đó đã ngắt mất ngọn, vứt lên bờ. Nhưng lạy giời, chắc thế mà cây bí như được kích thích càng đâm thêm nhiều ngọn tua tủa và nảy nở sinh sôi nhiều hoa, quả. Giờ thì giàn bí lủng lẳng hàng chục quả, từng ngày lớn lên trông thấy như những chiếc chày lơ lửng trên mặt ao. Ai nhìn qua cũng sướng con mắt. Có điều thỉnh thoảng lại mất một vài quả. Công làm ra chưa kịp mừng đã bực tức vì kẻ gian tắt mắt hớt tay trên. Của không là bao nhưng như thế thì tệ quá. Muốn ăn, thà sang xin tử tế chị cho. Như vậy vui vẻ cả đôi bên. Đằng này làm thế thì khinh thường nhau quá. Hàng xóm láng giềng sao nỡ khuất tất làm vậy? Chỉ có láng giềng với nhau, chứ chẳng phải ai ở đâu năm ngõ, mười ngõ đến đây mà hái trộm quả bí. Nghĩ vậy chị rắp tâm để ý để “bắt tận tay day tận cánh” kẻ gian.

Múc nước rửa rau ở giếng nhưng chị Thi luôn liếc mắt về phía cuối vườn. Ở đó anh em nhà thằng Sơn con chị Lưu vừa nô đùa đuổi nhau ở ao nhà nó rồi quay sang tắm táp lặn hụp bên ao nhà chị. Bị bụi dong giềng che mất tầm nhìn, chị đứng dậy tìm chỗ dễ quan sát. Đúng lúc chị thấy thằng Sơn vừa bơi vừa ôm một quả bí to tướng. Chị định chạy lại “ bắt tận tay…” thì nó thốt lên:

- Ôi! Bắt được quả bí này! …

Chị Thi vừa kịp tới nơi, mặt hằm hằm giận dữ:

- Bí! Bí với bầu nào mà nhà mày bắt được ở đây. Rõ đồ ăn trộm, hai năm rõ mười rồi nhé.

Không để Sơn kịp thanh minh, chị Thi nắm tay lôi tuồn tuột về nhà giao cho mẹ nó:

- Chị Lưu này, chị dạy bảo cháu đi! Tắt mắt ở đây không sao, chứ đi ra thiên hạ mà giở thói trộm cắp thì người ta không để cho yên đâu.

Chị Lưu biết “con dại cái mang” nhưng vẫn dè dặt nói:

- Mong chị thông cảm, để rồi tôi sẽ hỏi và dạy cháu…

Chị Thi gay gắt:

- Còn phải hỏi gì nữa. Không lẽ tôi đặt điều cho nó? Đấy, chị xem, quả bí cuống còn tươi rói là gì ! …

Quá tức giận vì đứa con hư hỏng làm lòng tự trọng của mình bị tổn thương, vả lại xưa nay chị Lưu có bao giờ cho con lấy cái gì của ai nếu không được cha mẹ đồng ý đâu. Thế là thằng Sơn bị mẹ đánh cho một trận nên thân. Nó khóc lóc thổn thức, nước mắt ngắn, dài nhưng không giám van xin lấy nửa lời!

Lạ thế mấy hôm sau bí của nhà chị Thi vẫn bị mất trộm như có kẻ tàng hình đột nhập. Bán tin bán nghi, chị quan sát tìm hiểu xem xét kỹ, đến cuối góc ao chị thấy mấy quả bí lềnh bềnh trong đám bèo. Ngẩng lên nhìn giàn bí thấy nhiều vết cắn nham nhở. Chị đột nhiên thốt lên: “Thì ra thủ phạm là lũ chuột”! Khi chị Thi kể với chồng, anh Thư vội bảo:

- Vậy là tội mất không bằng tội ngờ. Oan cho thằng Sơn quá. Em phải sang xin lỗi và thông cảm với chị Lưu và cháu đi.

Chị Thi do dự:

- Không dưng mình sang xin lỗi, có mà người ta chửi vào mặt cho. Danh dự mình còn đâu, chẳng ai dại gì!

Anh Thư vẫn ôn tồn:

- Em sợ danh dự của mình bị mất, thế thì danh dự của thằng Sơn bị xúc phạm thì ai đền cho nó? Anh nghĩ, nếu không nói điều này ra thì quan hệ hai bên sẽ rất nặng nề, lòng mình không bao giờ yên tâm, thanh thản được. Song, chị Thi vẫn không chịu nghe lời chồng và giữ ý kiến của mình:

- Chuyện đã qua rồi. Nào ai có khảo mà mình lại xưng, đừng nên nhắc lại nữa. Chị Lưu đâu biết những quả bí bị chuột cắn. Nếu biết, hóa ra mình là người vu khống, là gieo oan giáng họa hay sao? Thôi cứ im lặng là thượng sách. Thà ta phụ người...

Thế mới biết buộc tội cho người khác để bảo vệ quyền lợi của mình thì dễ, còn nhận lỗi về mình (dù là lỗi do vô tình, không cố ý) quả khó lắm thay!? …

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm