| Hotline: 0983.970.780

Dọa bỏ tù 5 năm công dân từ Ấn Độ về, Australia hứng 'bão' dư luận

Thứ Hai 03/05/2021 , 16:25 (GMT+7)

Theo quy định có hiệu lực từ thứ Hai 3/5, công dân Australia về từ Ấn Độ sẽ bị phạt tiền và án tù tối đa 5 năm.

Công dân Australia có gốc gác nước ngoài làm thủ tục nhập cảnh về nước. Ảnh: Getty Images.

Công dân Australia có gốc gác nước ngoài làm thủ tục nhập cảnh về nước. Ảnh: Getty Images.

Đó là những điều được bổ sung sau khi các chuyến bay từ Ấn Độ bị đóng không phận đến ngày 15/5.

Đây là lần đầu tiên Australia ban hành một quy định cấm công dân nhập cảnh quê hương, theo truyền thông nước này. Hiện có khoảng 9.000 công dân Australia đang ở Ấn Độ, trong số này có 600 người đối mặt nguy cơ cao lây nhiễm dịch Covid-19.

Ngay lập tức, chính phủ Australia bị chỉ trích có tư tưởng “phân biệt chủng tộc”, vi phạm nhân quyền.

Đại diện đảng Xanh, Thượng nghị sĩ liên bang Mehreen Faruqi viết trên Twitter lên án các quy định là “kinh hoàng và phân biệt”. Nhà bình luận có uy tín Andrew Bolt nhận xét chính sách mới là “ích kỷ và hèn hạ”. “Tôi không tin nổi nếu xảy ra việc chính phủ này áp một lệnh cấm đi lại tương tự với công dân Australia da trắng tháo chạy khỏi Anh (trong trường hợp tương tự)”, Bolt viết.

Cựu ủy viên chống phân biệt chủng tộc Tim Soutphommasane chỉ ra mâu thuẫn trong chính sách mới của chính phủ, rằng các lệnh cấm hay hình phạt hình sự không được áp dụng với công dân Australia trở về từ các quốc gia khác cũng xảy ra làn sóng Covid-19 khốc liệt. “Chúng tôi không thấy sự khác biết đối với Mỹ, Anh hay các quốc gia châu Âu, mặc dù ở đó tỷ lệ nhiễm bệnh và nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao”, ông Soutphommasane nói với tờ Sydney Morning Herald. Theo ông, chính phủ đang áp dụng cơ chế tiêu chuẩn kép tùy theo đối tượng đến từ khu vực nào.

Phản ứng từ cộng đồng Ấn kiều - hiện chiếm khoảng 2,6% dân số Australia - thì giận dữ hơn nhiều. Lệnh cấm đột ngột nhằm vào những người chạy trốn dịch bệnh không chỉ gây khó khăn mà còn khiến họ cảm giác bị đối xử như tội phạm hay công dân hạng hai. Các chuyên gia luật đang nghi ngờ lệnh cấm và điều khoản đi theo có thể vi phạm Công ước quốc tế về quyền con người.

Australia đang áp dụng quy định cách ly bắt buộc tại cơ sở y tế hoặc khách sạn có đăng ký, trong thời gian 14 ngày đối với tất cả người nhập cảnh. Nước này cũng ghi nhận khoảng 910 người đã chết vì Covid-19.

Đối mặt chỉ trích, Thủ tướng Scott Morrison bác bỏ mọi yếu tố phân biệt chủng tộc. “Chúng tôi đã nhận những lời nhận xét tương tự khi hơn 1 năm trước đóng cửa biên giới với người từ Trung Quốc đại lục. Ở đây không có gì liên quan đến chính trị, tư tưởng, chẳng có gì dính dáng cả, chẳng qua chỉ là con virus”.

Theo Ngoại trưởng Marise Payne, số người từ Ấn Độ nhập cảnh chiếm 57% số lượng đang bị cách ly tại Australia, tăng 10% so với hồi tháng 3. Bà Payne nói rằng tình hình thực tế đang tạo ra áp lực vô cùng lớn lên hạ tầng y tế của Australia.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.