| Hotline: 0983.970.780

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT khảo sát vùng lũ huyện Hồng Ngự

Thứ Bảy 09/09/2017 , 19:08 (GMT+7)

Chiều ngày 9/9/2017 Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng làm trưởng đoàn đến huyện biên giới Hồng Ngự khảo sát các vùng ngập lũ, sinh kế mùa lũ và công trình chống sạt lở.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cũng lãnh đạo Đồng Tháp. 

Cùng đi với đoàn có Phó chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng các ngành chuyên môn tỉnh, huyện.

Đoàn đã đến khảo sát tại cánh đồng ngập sâu - nơi sẽ triển khai thực hiện Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích nghi với biến đổi khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười. Tại huyện Hồng Ngự, Dự án này sẽ được triển khai trên diện tích gần 3000 ha ở các xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B và Thường Phước 1 với mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ trữ cá thiên nhiên trong mùa nước nổi.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cùng đoàn cũng đã đến khảo sát thực tế tại kè chống xói lở bờ sông Tiền ở xã Thường Thới Tiền. Hiện bờ kè này có chiều dài 2,7 km, huyện Hồng Ngự đang xin chủ trương đầu tư xây dựng nối dài thêm 1,3 km, nếu được thông qua thì đến năm 2020 bờ kè này sẽ có tổng chiều dài 4km. Đây là công trình trọng điểm, là tiền đề thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tham gia đầu tư nhằm phát triển đô thị ven sông Tiền đồng thời phòng chống sạt lở tại đây.

Qua khảo sát, Thứ trưởng đánh giá cao công tác chủ động phòng chống sạt lở bờ sông tại bờ kè này, đồng thời đánh giá tích cực về mặt thiết kế, chất lượng, mỹ quan của bờ kè. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT mong muốn huyện Hồng Ngự thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, duy tu bờ kè này, đảm bảo bờ kè thông thoáng, sạch sẽ tạo vẽ mỹ quan cho thị trấn Thường Thới Tiền trong tương lai./.

 

 

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm