| Hotline: 0983.970.780

Đoàn đại biểu cấp cao Lào thăm nhà máy sữa Vinamilk

Thứ Ba 08/08/2017 , 19:48 (GMT+7)

Ngày 5/8/2017, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đến thăm Công ty Vinamilk  

17-49-40_hinh_1
Vinamilk vinh dự đón tiếp đoàn Đại biểu Đảng Nhân dân cách mạng Lào tới thăm và làm việc tại Nhà máy Sữa Việt Nam

Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp tiêu biểu đang hoạt động thành công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam. Đoàn do Đồng chí Kikeo Khaykhamphithune, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội làm trưởng đoàn cùng nhiều cán bộ cao cấp khác. Về phía Việt Nam có ông Nguyễn Tuấn Phong, Phó trưởng ban đối ngoại Trung Ương, ông Lê Tuấn Khanh, Vụ trưởng Vụ Lào - Campuchia, lãnh đạo UBND TP.Hồ Chí Minh và đại diện lãnh đạo Vinamilk.

Trong buổi làm việc, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành công ty Vinamilk đã giới thiệu sơ lược về Vinamilk và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm lĩnh vực xuất khẩu, trong đó Lào là một thị trường mà Vinamilk luôn quan tâm và đang mong muốn thúc đẩy phát triển. Sau buổi làm việc,đoàn đã đi thăm nhà máy sữa Việt Nam tại Bình Dương – nơi được các chuyên gia trong ngành sữa đặt tên là Mega vì quy mô hiện đại của nhà máy.

17-49-40_hinh_2
Đoàn Đại biểu Đảng Nhân dân cách mạng Lào quan sát mô hình thu nhỏ của Nhà máy Sữa Việt Nam

Nằm trên diện tích 20ha ở Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương, nhà máy Mega là nhà máy chuyên sản xuất sữa nước lớn nhất hiện nay của Vinamilk. Nhà máy có mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, công suất giai đoạn 1 là 1,2 triệu lít sữa/ngày và hiện đang nâng công suất cho giai đoạn 2 lên đến 2,4 triệu lít/ngày (tương đương hơn 800 triệu lít/năm). Đây là một trong những nhà máy sản xuất sữa lớn nhất thế giới, được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý chất lượng, VSATTP và bảo vệ môi trườn. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung.

Ngoài dây chuyền khép kín từ khâu tiếp nhận sữa nguyên liệu, chế biến, thanh trùng, tiệt trùng đến đóng gói sản phẩm còn có hàng chục con robot tự hành chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm; Hệ thống kho thông minh tối ưu hóa diện tích và được lập trình hết sức khoa học cũng được điều khiển bằng robot để xuất nhập hàng nhanh chóng mà không cần đến sức người vận chuyển.

17-49-40_hinh_3
Đại diện Vinamilk và Đoàn Đại biểu Đảng Nhân dân cách mạng Lào chụp ảnh lưu niệm tại Nhà máy Sữa Việt Nam

Sau khi tham quan và làm việc tại nhà máy, đoàn cán bộ cấp cao Lào cho biết họ rất ấn tượng về quy mô, hiện đại của nhà máy cũng như mức độ đầu tư của Vinamilk vào các hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Đoàn cũng rất vui mừng khi thấy Vinamilk đã đạt được nhiều thành tích nổi bật tại Việt Nam cũng như trên thế giới trong hơn 40 năm phát triển của mình. Với những thành tích này, đoàn cho rằng Vinamilk sẽ ngày càng thành công và trở thành một công ty sữa có uy tín và tầm cỡ trong khu vực. Đoàn cũng hy vọng Vinamilk sẽ cân nhắc tìm kiếm thêm các cơ hội mở rộng đầu tư và xuất khẩu vào Lào nhằm đem đến cho người dân Lào nhiều sự lựa chọn về sản phẩm sữa hơn cũng như góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác đầu tư phát triển kinh tế và xã hội giữa hai nước.

Thông tin thêm về Vinamilk:

Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.). Trang trại bò sữa organic tại Đà Lạt vừa khánh thành vào tháng 03/2017 là trang trại bò sữa organic đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn Organic Châu Âu do Tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120.000 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa/ một ngày. Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 160.000 con vào năm 2017 và khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1500 - 1800 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.

Ngoài 13 nhà máy sản xuất sữa trải dài khắp Việt Nam, Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100%), Vinamilk nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc...

Kim ngạch xuất khẩu của của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm