| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp cần tạo lập giá trị cộng đồng

Thứ Hai 12/12/2011 , 10:51 (GMT+7)

DN cần nghiên cứu nhu cầu của đại bộ phận người dân để tìm ra phương án kinh doanh tối ưu nhất vừa có lợi cho DN lại giúp cho nhu cầu xã hội được thoả mãn”. - ông Mark Kramer, giáo sư hàng đầu thế giới đến từ ĐH Harvard đã khuyên các DN trong hội thảo tạo lập giá trị chung cộng đồng được tổ chức hôm 8/12 tại Hà Nội

 

           “… Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu xã hội, tiêu dùng của đại bộ phận người dân để tìm ra phương án kinh doanh tối ưu nhất vừa có lợi cho doanh nghiệp lại giúp cho nhu cầu xã hội được thoả mãn”. -  ông Mark Kramer, giáo sư hàng đầu thế giới đến từ Đại học Harvard (Mỹ) đồng tác giả của thuyết “Tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng” (vừa đưa ra đầu tháng 11/2011) đã khuyên các DN trong hội thảo tạo lập giá trị chung cộng đồng được tổ chức hôm 8/12 tại Hà Nội do Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phối hợp với Cty FrieslandCampina VN tổ chức.

DN bền vững, nền kinh tế mới ổn định 

 Theo Giáo sư Mark Kramer, tạo lập giá trị chung là cách tiếp cận mới trong chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội của DN, giúp tăng cường vai trò của DN trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, qua đó tăng khả năng cạnh tranh. Việc thực hiện thuyết này còn thúc đẩy sự tiến bộ của những điều kiện kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. DN có thể tham gia vào quá trình tạo lập giá trị chung ở nhiều cấp độ khác nhau. Giáo sư Mark nhận định, ở Việt Nam các DN Nhà nước chiếm một ưu thế quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, còn rất nhiều DN nhỏ và vừa đang gặp nhiều khó khăn về năng lực tài chính. Do vậy, nhiều người lo ngại sẽ khó áp dụng thuyết “Tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng - CSV”.

                               GS Mark Kramer diễn thuyết tại hội thảo

 Tuy nhiên, đây chỉ là sự nhầm lẫn về cách hiểu bởi trước đây trách nhiệm xã hội của DN chủ yếu là từ lòng hảo tâm, tạo lập từ những kết quả đã có sẵn như xây nhà tình nghĩa, trao học bổng… Còn với thuyết  CSV, các DN kể cả lớn và nhỏ đều có thể thực hiện được thông qua chiến lược phát triển dựa trên những điểm mạnh của mình. Để làm được những điều này, DN cần nghiên cứu nhu cầu xã hội, tiêu dùng ở đại bộ phận người dân để tìm ra phương án kinh doanh tối ưu nhất có lợi cho cả doanh nghiệp và giúp cho nhu cầu xã hội được thoả mãn.

 

Làm tốt trách nhiệm xã hội, DN chiến thắng

           Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thừa nhận, đã có không ít những ngộ nhận về trách nhiệm xã hội của DN khi cho rằng đó là hoạt động như lòng hảo tâm, thực hiện được thì tốt, không thì cũng không gây hại gì. Ở đây, các DN phải xem mình như một phần của xã hội, có trách nhiệm đóng góp và chia sẻ những lợi ích với cộng đồng để xây dựng và phát triển môi trường mà DN đang tồn tại.

Nếu làm tốt trách nhiệm xã hội, chắc chắn DN sẽ là người chiến thắng. Bởi lẽ, đầu tư vào trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh và sự trường tồn của DN với lợi ích: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.

 Ở Việt Nam, chương trình phát triển ngành sữa (DDP) của Công ty FrieslandCampina Việt Nam được xem là một ví dụ điển hình của việc áp dụng thành công thuyết CSV. Được thành lập từ năm 1995 với mục tiêu cùng nông dân Việt Nam phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, với kinh phí hơn 13 triệu USD, đến nay, chương trình DDP đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho người nông dân lẫn DN.

Công ty đã thành lập đội khuyến nông gồm 70 chuyên viên được đào tạo bài bản, tận tâm hướng dẫn và giúp nông dân nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, thiết lập một hệ thống thu mua toàn diện, ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân, áp dụng chính sách trả tiền theo chất lượng sữa nhằm khuyến khích nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sữa.

 Giáo sư Mark Kramer đánh giá: “Chương trình phát triển ngành sữa (DDP) đã tạo nên hệ thống sản xuất sữa bền vững, có thể xem đây là mô hình “tạo lập giá trị chung” thành công tại Việt Nam, giúp phát triển các năng lực thể chế, chính sách và thực tiễn xung quanh việc phát triển bền vững cho cả  cả hộ nông dân và lẫn quốc gia.

            Ông Mark Kramer đang trao đổi cùng đại diện VCCI và các DN

 

Sau hơn 15 năm thực hiện, DDP đã giúp hơn 3.100 hộ nông dân sống ổn định với nghề, phát triển việc chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, đồng thời, tạo ra một nguồn cung nguyên liệu bền vững, chất lượng cao cho công ty, giảm nhập khẩu. Với những đóng góp thiết thực ấy cho ngành sữa Việt Nam, chương trình DDP đã đưa FrieslandCampina trở thành đơn vị tiên phong trong việc áp dụng thuyết Tạo lập giá trị chung cộng đồng tại Việt Nam.

 

 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất