| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp dùng hoá chất gì tuyển quặng khiến khe suối không còn sinh vật sống?

Thứ Ba 30/07/2019 , 15:10 (GMT+7)

Mỏ khai thác khoáng sản và xưởng tuyển của doanh nghiệp ở huyện Đại Từ nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường khiến đời sống người dân bất an.

Đơn vị bị tố gây ô nhiễm môi trường là Công ty Cổ phần Kim Sơn (Doanh nghiệp Kim Sơn). Doanh nghiệp này đang hoạt động khai thác mỏ thiếc bismuth tây Núi Pháo và hoạt động tuyển quặng tại xóm 2 và xóm Suối Vát, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên).

Nhiều hộ dân ở xóm 2, xã Hà Thượng lo lắng việc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.

Người dân xóm 2 cho biết, mỗi khi trời mưa thì nước thải chảy ra môi trường theo các khe suối, mương thoát nước có màu đen không bình thường. Còn không khí thì thường xuyên có mùi lạ, rất khó chịu, nhức đầu.

Chị Ngô Thị Ngân, nhà ở giáp với chân đập và cổng sau của khu mỏ thiếc, cho biết: Gia đình sống rất khổ cực không chỉ vì tiếng ồn rát tai do xe đổ quặng xuống và tiếng máy nghiền, mà còn khổ vì mùi hoá chất rất nồng nặc, nhiều đêm không ngủ được.

Những hộ dân ở đây cũng không nuôi được gà, vịt vì uống phải nước ở khe suối chảy từ trong nhà máy ra không lớn được, một thời gian là chết. Trước đây khi chưa có nhà máy và mỏ quặng thì nước rất sạch, không như bây giờ.

Để chứng minh việc dòng suối có nghi ngờ bị nhiễm hoá chất, nhiều người dân đã dẫn chúng tôi khảo sát khe suối này.

Qua chứng kiến bằng mắt thường nhìn rõ bên dưới lòng suối một màu đỏ vàng của chất thải bám trên bề mặt. Có một điều đặc biệt là bên dưới mặt nước không có bất kỳ sinh vật nào sinh sống, kể cả rêu tảo, cỏ dại.

Dòng suối nước trong, lộ màu đỏ vàng bám bên dưới và không có sinh vật sống ở dưới nước.

Do người dân bức xúc, tố doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước nên phía Công ty Kim Sơn đã mua nước sạch đóng bình cung cấp miễn phí cho người dân, với số lượng mỗi người được 3 lít nước/ngày. Nhưng doanh nghiệp không thừa nhận việc gây ô nhiễm, mà chỉ là hỗ trợ…

Bà Cao Thị Tới, Trưởng xóm 2, xã Hà Thượng cho biết người dân trong xóm đã phản ánh nhiều lần với cơ quan chức năng về việc ô nhiễm môi trường của Công ty Kim Sơn, diễn ra từ mấy năm nay. Còn phía doanh nghiệp trả lời với người dân là đã đi lấy mẫu xét nghiệm nhưng không có vấn đề gì.

Theo bà Tới, việc người dân ở dọc khe suối không nuôi được gà, vịt là có thật. Xóm cũng nhận được thông tin là một số trẻ em bị còi cọc, thường xuyên bị bệnh về hô hấp. Có trường hợp là 2 mẹ con chị Hoàng Thị Thuý phải bỏ nhà chuyển về gần nhà ngoại ở với lý do mùi khí thải quá nặng, sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ của cháu nhỏ.

Để làm rõ về vấn đề người dân tố việc gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi đã đến làm việc với doanh nghiệp đang quản lý khai thác mỏ thiếc và nhà máy luyện thiếc tây Núi Pháo. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến, bảo vệ của công ty có liên lạc với lãnh đạo nhà máy qua điện thoại nhưng khi quay lại thông tin rằng lãnh đạo không có ở đây và cũng không lên lịch khi nào làm việc.

Cổng vào Công ty Kim Sơn.

Câu hỏi được đặt ra là doanh nghiệp đã dùng hoá chất gì để tuyển quặng khiến khe suối không còn sinh vật sống? Câu hỏi xin dành cho cơ quan chức năng giải đáp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm