| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp kêu cứu, ai xử lý?

Thứ Tư 05/06/2013 , 09:50 (GMT+7)

Thực hiện chủ trương phát triển cao su từ 2010-2020 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh, ngày 26/10/2012 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ban hành Quyết định 3202 và 2845.

Thực hiện chủ trương phát triển cao su từ 2010-2020 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh, ngày 26/10/2012 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ban hành Quyết định 3202 và 2845.

Theo đó tỉnh đồng ý cho Cty Cao su Hương Khê thuê 374,4 ha đất lâm nghiệp tại tiểu khu 192 trên địa bàn xã Hòa Hải (huyện Hương Khê) để phát triển cao su, Cty đã hoàn tất mọi thủ tục đúng quy định pháp luật và nộp vào ngân sách tỉnh 1,8 tỷ đồng, xã 1,6 tỷ đồng.

Thế nhưng khi Cty nhận đất để sản xuất lại bị một số người dân ngang nhiên cản trở, tự tiện trồng keo lên trên diện tích thuộc quyền quản lý của Cty, nhưng chính quyền sở tại vẫn làm ngơ.

Đưa cao su về làm giàu cho dân

Ông Trần Thanh Long, nguyên Tổng giám đốc Cty TNHHMTV Cao su Hương Khê, bức xúc nói: Trước lúc thực hiện dự án đưa cây cao su về phát triển trên địa bàn xã Hòa Hải, chúng tôi đã phối hợp với xã tổ chức họp dân tuyên truyền để họ biết về giá trị của dự án phát triển cao su không những phủ xanh đất trống đồi núi trọc mà còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong vùng dự án bằng hình thức nhận khoán chăm sóc, bảo vệ vườn cây.

Hơn nữa, số diện tích đất lâm nghiệp cho Cty thuê thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà nước, chưa hề thuộc về bất cứ một cá nhân nào.


Do bị cản trở nên việc trồng cao su của Cty cao su Hương Khê gặp khó khăn

Mục tiêu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Cty khi đưa cây cao su về trên địa bàn là để làm giàu cho dân, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội và góp phần thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở vùng sâu vùng xa.

Để thực hiện nghiêm túc mọi quy định của tỉnh, huyện đề ra, phía Cty đã bỏ ra trên 6 tỷ đồng; trong đó tiền đền bù hỗ trợ GPMB cho tỉnh 1,8 tỷ đồng, nộp vào ngân sách xã 1,6 tỷ đồng… nhưng đến nay tay vẫn trắng tay.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đó, sáng 22/11/2012 khi Cty đưa máy vào mở đường, khai hoang để trồng cao su tại lô 17, khoảnh 11, tiểu khu 192 thì xuất hiện 4 công dân xóm 11 là: Phan Văn Khởi, Phan Văn An, Phan Văn Khánh, Phan Văn Tân đứng ra ngăn cản không cho Cty vào sản xuất.

 Và cũng chính 4 người này là “đội quân tiên phong” đi đầu lôi kéo một số người dân lợi dụng “ăn theo” vào chiếm dụng đất, “mở chiến dịch” trồng keo trái phép. Được biết, cả 4 người dân nói trên đều là người nhà của ông Phan Văn Vĩ, Phó Chủ tịch HĐND xã Hòa Hải.

Nhiều người dân trong vùng và những công dân có trách nhiệm cho rằng, nếu được chính quyền đứng ra ngăn chặn, xử lý dứt điểm cả 4 anh em nhà họ Phan ngay từ đầu thì đâu gây nên sự cố như hôm nay.

Người trong cuộc nói gì?

Sau khi nhận được thông tin phản ánh về vấn đề trên, ngày 18/1/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ban hành công văn số 231/UBND-NL về việc đảm bảo an ninh trật tự cho việc phát triển cao su trên vùng đất thuộc xã Hòa Hải.

Công văn ghi: “Giao UBND huyện Hương Khê kịp thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND xã Hòa Hải phối hợp với Cty Cao su Hương Khê làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, giải thích rõ về chủ trương, quy hoạch phát triển cao su là một chủ trương lớn của Đảng, nhà nước… Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xung đột, tranh chấp làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn”.

Tiếp đến ngày 28/2/2013, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Đinh Hữu Tân cũng đã có văn bản thông báo kết luận buổi tiếp xúc với các hộ dân xóm 10, 11 xã Hòa Hải, những thành phần đứng ra cản trở việc trồng cao su tại tiểu khu 192.

Thông báo nêu rõ, Cty Cao su Hương Khê được UBND tỉnh, huyện, xã cho thuê đất để trồng cao su tại tiểu khu 192 với diện tích 374,4 ha, Cty đã triển khai các bước đảm bảo đúng quy trình quy định của pháp luật.

Tuy vậy, quá trình thực hiện một số hộ dân thuộc xóm 10, 11 đứng ra cản trở không cho Cty triển khai dự án, tự ý xẻ phát trồng keo trái phép, việc làm trên là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Chủ tịch UBND huyện giao các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc báo cáo UBND huyện trước ngày 5/3/2013.

Qua lời phát biểu của ông Sáng tại cuộc tiếp xúc với dân thì sự việc càng thêm rắc rối. Dư luận cho rằng, với cách hành xử thiếu thận trọng như ông Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê thì còn ai nữa đứng ra để bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng cho doanh nghiệp?

Sự việc chưa được giải quyết nên ngày 10/4/2013, UBND huyện Hương Khê tiếp tục ban hành Quyết định số 412, về việc thành lập tổ công tác trực tiếp xử lý vụ nói trên, tổ công tác do ông Lê Trần Sáng, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách.

Được biết, trong cuộc họp đối thoại với dân vào sáng ngày 10/4 tại xã Hòa Hải, sau khi nghe các bên phân tích có tình có lý, một số người dân cũng đã nhận thức ra được vấn đề. Nhưng ngược lại, ông Phó Chủ tịch huyện Lê Trần Sáng lại cho rằng, sự việc xảy ra do UBND xã khi cấp đất cho Cty không nghĩ đến dân, nay Cty có thể chuyển vào sâu hơn để phần đất phía ngoài nhường lại cho dân sản xuất…

Nếu nói như ông Phó Chủ tịch huyện, khi ông cầm bút ký phê duyệt quy hoạch dự án phát triển cao su ở xã Hòa Hải sao lúc đó ông không nghĩ đến dân để đến nay “con mọc răng” ông mới đưa ra lập luận như thế gây thêm sự xung đột giữa dân với Cty?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm