| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp khát nhân lực và hỗ trợ kết nối tới thế giới

Thứ Ba 05/07/2022 , 14:04 (GMT+7)

Bên cạnh nhu cầu thông suốt thông tin trong kết nối giao thương với thị trường toàn cầu, doanh nghiệp trong nước còn mong muốn phối hợp phát triển nhân lực chất cao.

Văn phòng SPS Việt Nam vừa phối hợp Cao đẳng Quảng Nam tổ chức diễn đàn phổ biến các quy định, cam kết SPS của một số FTA thế hệ mới.

Văn phòng SPS Việt Nam vừa phối hợp Cao đẳng Quảng Nam tổ chức diễn đàn phổ biến các quy định, cam kết SPS của một số FTA thế hệ mới.

Nhằm phục hồi kinh tế sau Covid-19, cũng như tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ Chính phủ như gói 40.000 tỷ đồng, lãi suất 2%, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã tích cực mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, điều ấy đi kèm với nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một mặt phải tìm hiểu, đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, một mặt phải tự nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh.

Đó cũng là hai trăn trở mà bà Hoàng Minh Trang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Quốc tế Tùng Lâm nêu ra. 

Thứ nhất, là nguồn nhân lực. Hiện lao động trẻ tại các địa phương có xu hướng đi làm tại khu công nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp THPT, và chỉ hưởng mức lương đủ sống. Thành phần thanh, thiếu niên học nghề một cách bài bản chỉ chiếm số ít.

Thứ hai, là việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ về cơ sở sản xuất, chế biến thanh long và tổ yến của bản thân, bà Trang băn khoăn không biết làm thế nào để xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc, hoặc các thị trường khó tính hơn như Nhật Bản, Mỹ hay EU.

"Chúng tôi khát nguồn nhân lực chất lượng, nhưng giống như nhiều doanh nghiệp khác, tự thân chúng tôi rất khó tạo ra nguồn lực đào tạo. Hiện tại, công ty muốn xuất khẩu nhưng không biết bắt đầu từ đâu", bà Trang nói.

Theo bà Trang, qua tham khảo ở một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc, doanh nghiệp nông nghiệp tại các quốc gia này được Chính phủ ưu đãi bằng nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy giao thương nông sản. Tuy nhiên, với sản phẩm cụ thể là tổ yến, Công ty Tùng Lâm hiện "mù mờ thông tin" trong việc phối hợp tìm đường ra nước ngoài dù mặt hàng này được nhiều bên quan tâm và hiện có sức tiêu thụ lớn.

Bà Hoàng Minh Trang, Giám đốc Công Ty TNHH Thương mại Đầu tư Quốc tế Tùng Lâm.

Bà Hoàng Minh Trang, Giám đốc Công Ty TNHH Thương mại Đầu tư Quốc tế Tùng Lâm.

Nói thêm về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Quang Trung cho rằng tình trạng "mù mờ thông tin" còn hiện hữu ở nhiều mặt khác trong quá trình tổ chức sản xuất. Chẳng hạn, người dân được tuyên truyền canh tác theo hướng VietGAP, GlobalGAP, nhưng sản phẩm bán ra lại không được giá, thậm chí chậm hơn so với sản phẩm canh tác theo hướng thông thường.

"Điều chúng ta cần là tìm mọi cách để những chính sách đến được với người dân. Có như vậy mới đảm bảo chuỗi liên kết giữa người dân, HTX, doanh nghiệp và cơ quan quản lý", ông Trung chia sẻ.

Trong báo cáo tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD, phấn đấu cả năm đạt 55 tỷ USD, vượt 5 tỷ USD so với Chính phủ giao. Thống kê này chứng tỏ, sản xuất nông nghiệp hầu hết đều dư thừa so với nhu cầu nội tại. 

Một điểm nữa, là Việt Nam đang tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Con số này nhiều bậc nhất trên thế giới. Cộng với sức sản xuất lớn, yêu cầu về chuẩn hóa, xúc tiến nông sản càng được đặt ra một cách cấp thiết.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi.

Để người dân, doanh nghiệp, và các đơn vị đào tạo đến gần hơn các chính sách liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật của các quốc gia trên thế giới, Văn phòng SPS Việt Nam đã thay đổi phương pháp tiếp cận. Thay vì phổ biến bằng công văn, họp với các cơ quan quản lý, những hội nghị giờ lấy người dân làm trung tâm. Cơ quan quản lý giữ vai trò đồng hành, hướng dẫn.

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam bày tỏ: "Để xóa lời nguyền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và tình trạng mù mờ thông tin, các đối tượng được tham gia phổ biến đã được mở rộng sang hội nông dân, các Sở, ban, ngành liên quan. Chúng tôi đang nỗ lực chuyển đổi tư duy từ phổ biến chính sách sang tiếp thị chính sách".

Theo ông Nam, ba năm gần đây, các vấn đề liên quan tới SPS được nhiều đơn vị trong nước quan tâm. Đây là điều đáng mừng, bởi SPS giống như hàng rào bảo vệ sức khỏe người dân và nâng cao chất lượng thực phẩm tại một quốc gia.

Trên quan điểm đó, lãnh đạo SPS Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp, người dân - những người trực tiếp sản xuất - nâng cao hơn nữa nhận thức về kỹ thuật, quy trình canh tác. Ông nhấn mạnh, doanh nghiệp sẽ là chủ thể đầu tiên chịu trách nhiệm về các vấn đề an toàn thực phẩm. Kéo theo đó, những hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp cũng bị liên đới, và gặp rủi ro gãy chuỗi cung ứng nếu một mắt xích trong chuỗi bị lỗi.

Bà Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Cao đẳng Quảng Nam cho biết, nhà trường hiện giảng dạy theo chuẩn ASEAN, nghĩa là đảm bảo thời lượng thực hành cho học sinh, sinh viên ở mức 70%. Mục tiêu của trường là giúp học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay.

Về trăn trở của doanh nghiệp, bà Phương Anh cam kết sẽ lắng nghe và hợp tác, sớm có những chương trình liên kết đào tạo. Trên cơ sở phối hợp này, Cao đẳng Quảng Nam có thể đưa những nội dung doanh nghiệp cần vào trực tiếp chương trình giảng dạy. Sau đó, doanh nghiệp sẽ "bao tiêu đầu ra" số học viên này. 

"Chúng tôi chủ trương đào tạo gắn với yêu cầu thị trường, trước mắt là đáp ứng đòi hỏi từ các doanh nghiệp, HTX và cơ quan quản lý địa phương. Với những ngành yêu cầu về kỹ thuật cao, đòi hỏi sự chuyên biệt, chúng tôi sẽ phối hợp để tăng số giờ thực hành cho các em", Hiệu trưởng Cao đẳng Quảng Nam nói.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm