| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp liên kết trồng ngô sinh khối trên đất lúa bỏ hoang

Thứ Bảy 13/08/2022 , 07:05 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Đất trồng lúa ở Quảng Trị thường bị bỏ hoang trong vụ hè thu do thiếu nước được chuyển sang trồng ngô sinh khối, được doanh nghiệp liên kết bao tiêu.

Vụ hè thu hàng năm, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do không đủ nước tưới nên hàng ngàn ha lúa bị bỏ không. Để chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng các cây trồng cạn, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng và chuyển giao các mô hình trồng ngô lấy hạt, đậu xanh và dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.

Mô hình chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối tại vùng đồng bào thiểu số xã Linh Trường (Gio Linh, Quảng Trị) cho hiệu quả tốt. Ảnh: Việt Toàn.

Mô hình chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối tại vùng đồng bào thiểu số xã Linh Trường (Gio Linh, Quảng Trị) cho hiệu quả tốt. Ảnh: Việt Toàn.

Vụ hè thu 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất trên chân đất trồng lúa không chủ động nước tưới, năng suất thấp bằng mô hình trồng ngô sinh khối, có liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình được triển khai tại xã Phong Bình và xã Linh Trường (huyện Gio Linh) với 70 hộ tham gia trên diện tích 10ha (mỗi điểm 5ha), sử dụng giống ngô chuyển gien NK7328 BT/GT có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp gieo trồng trên đất lúa thiếu nước kém hiệu quả trong vụ hè thu. Quá trình triển khai, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón, cán bộ kỷ thuật luôn theo sát chỉ đạo để mô hình đạt kết quả cao.

Việc triển khai mô hình gặp không ít khó khăn do đầu vụ xảy ra mưa lớn, ảnh hưởng đến tiến độ làm đất và gieo trồng; các hộ dân tham gia mô hình tại xã Linh Trường đều là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng với sự cố gắng triển khai, đến nay, ngô đã trỗ cờ phun râu, đóng hạt, kết quả bước đầu rất khả quan. Đặc biệt, mô hình có sự liên kết với Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị thu mua ngô sinh khối cho bà con để phục vụ chăn nuôi ngay tại ruộng với giá 1.000 đồng/kg (chặt ngang gốc cây). Năng suất mô hình dự kiến khoảng 50 đến 60 tấn/ha, cho thu nhập 25 triệu/ha.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (thứ 4 từ phải sang) thăm mô hình. Ảnh: Việt Toàn.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (thứ 4 từ phải sang) thăm mô hình. Ảnh: Việt Toàn.

Trong chuyến công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia tại tỉnh Quảng Trị vừa qua, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao những hoạt động của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩn.

Mô hình triển khai ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, đây còn là giải pháp hợp lý tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất, đất canh tác kém hiệu quả. Thông qua mô hình, sẽ thay đổi phương thức canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, tạo thêm thu nhập cho bà con.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Kỳ vọng về hoạt động của Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam

TP.HCM Hội Khoa học Thú y Việt Nam bước vào nhiệm kỳ mới với nhiều kỳ vọng sẽ phát huy tốt quyền của Hội, củng cố phát triển hội viên, tăng cường chủ động hợp tác.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất