| Hotline: 0983.970.780

Doanh nhân Đồng Kỵ "vác bị ăn mày"

Thứ Sáu 10/06/2011 , 08:45 (GMT+7)

"Lãi suất mấy chục phần trăm, cộng thêm trượt giá mười mấy phần trăm, lãi như buôn ma túy cũng không gỡ được. Cứ đà này, doanh nghiệp chúng tôi không khéo vác bị đi ăn mày hết" - một DN tên tuổi tại thủ phủ đồ gỗ - làng nghề Đồng Kỵ chán nản nói.

"Lãi suất mấy chục phần trăm, cộng thêm trượt giá mười mấy phần trăm, lãi như buôn ma túy cũng không gỡ được. Cứ đà này, doanh nghiệp chúng tôi không khéo vác bị đi ăn mày hết" - một DN tên tuổi tại thủ phủ đồ gỗ - làng nghề Đồng Kỵ chán nản nói.

Nửa năm tăng lãi ba lần

Làng nghề Đồng Kỵ thuộc TX Từ Sơn (Bắc Ninh), một đại công trường sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ lớn nhất miền Bắc. Vào lúc đỉnh điểm, lực lượng lao động tại đây lên tới hàng nghìn người với doanh thu mỗi năm xấp xỉ 300 tỉ đồng (cao hơn thu ngân sách toàn tỉnh Lai Châu năm 2010 với 250 tỷ đồng).

Đồng Kỵ được mệnh danh là làng giám đốc khi có tới gần 200 doanh nghiệp tư nhân, hàng nghìn chủ kinh doanh đồ gỗ, sản xuất và tiêu thụ 80% sản phẩm cho làng nghề, trong đó 70% sản phẩm xuất khẩu. Với một bề dày truyền thống và tiềm lực kinh tế lớn mạnh vậy, những tưởng Đồng Kỵ có thể vượt qua mọi “cơn bão” lãi suất, lạm phát. Nhưng không, rốt cuộc “con tàu Titanic Đồng Kỵ” dù không bị đắm, song cũng đành chấp nhận cảnh “thả neo” hoạt động cầm chừng bởi càng làm to càng thua lỗ.

Về Đồng Kỵ những ngày này, ai nấy đều cảm nhận được không khí ảm đạm. Ghé vào cửa hàng đồ gỗ của gia đình anh Nguyễn Văn Chất đúng lúc anh và cô em gái đang bàn nhau sáp nhập hai cơ sở sản xuất lại để tiếp tục làm ăn, nếu không với tình hình lãi suất cao ngất ngưởng như hiện nay, để đơn lẻ không biết hoạt động cầm chừng được bao lâu? Anh Chất cho biết, đầu năm 2011, công ty anh vay được 900 triệu đồng từ NH Công Thương chi nhánh Từ Sơn với thời hạn một năm. Mặc dù lãi suất ghi trong hợp đồng là 16%/năm, nhưng từ đầu năm đến nay NH đã ba lần tăng lãi suất lên 18% rồi 19% với lý do khách hàng cùng chia sẻ khó khăn với NH. Lôi từ trong tủ ra tờ giấy nộp tiền lãi tháng 5, anh Chất nhăn nhó bảo lãi suất anh phải trả tháng vừa rồi đã là 20,5%/năm. Anh tâm sự, nếu lãi suất cứ cao như vậy chắc anh phải bán bớt một cơ sở sản xuất để trả nợ rồi sáp nhập với cô em chứ không kiếm đâu ra tiền trả lãi.

Nhiều DN kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ khác tại Đồng Kỵ cũng đang kêu như vạc vì lãi suất cứ tăng vùn vụt mà giá bán sản phẩm lại dậm chân tại chỗ. Mặt khác, thấy các NH tăng lãi suất, rồi điện, xăng dầu tăng giá nên các loại gỗ đầu vào phục vụ sản xuất cũng đồng loạt “té nước theo mưa”. Ngay cả nhân công lao động cũng đòi tăng lương vì tiền công hàng ngày không đủ chi tiêu, sinh hoạt.

Theo chủ DN Đồ gỗ mỹ nghệ Duy Văn - Vũ Bích Thương, cho dù NH tăng lãi suất bao nhiêu đi chăng nữa, song những người luôn trong tình cảnh khát vốn quay vòng như gia đình chị chẳng dám hé răng nửa lời. Chị lý giải, lãi suất có tăng nhưng cũng phải cố mà vay để chi trả cho công nhân rồi mua gỗ nguyên liệu giữ mối khách hàng. “Nếu ai có ý định “kháng cự”, không chấp hành việc tăng lãi suất của NH, sau này NH trở mặt, họ “hành” trở lại, không cho vay nữa thì chỉ còn nước đóng cửa hàng đi làm thuê”- chị Thương ngán ngẩm nói.

Lớn giảm nửa, bé cầm chừng

Theo thống kê sơ bộ của UBND phường Đồng Kỵ, từ năm 2008 đến nay, doanh số sản xuất của làng nghề Đồng Kỵ giảm tới 50% so với năm 2000 - 2006. Và đến thời điểm cơ cực này, những cơ sở, công ty, HTX sản xuất lớn đều thu hẹp quy mô xuống chỉ còn một nửa, thậm chí chỉ bằng 30 - 40% so với lúc thịnh vượng. Còn các DN vừa và nhỏ tại Đồng Kỵ đồng loạt chuyển sang hoạt động cầm chừng hoặc gia công cho các cơ sở lớn.

Nguyên nhân khiến làng nghề Đồng Kỵ trở nên ảm đạm như hiện nay, theo ông Dương Văn Thành, một chủ cơ sở sản xuất gỗ thì do lãi suất NH vừa quá cao lại không vay được. Ông Thành cho hay, từ khi thành lập cở sở sản xuất đồ gỗ năm 1998, đến nay ông đã gắn bó với NH Công thương được 13 năm. Nhưng bắt đầu từ năm 2007, số tiền NH cho vay cứ giảm dần theo từng năm. Năm ngoái, ông Thành vay mãi mới được 700 triệu đồng, mua vài khối gỗ đã hết tiền. Đến kỳ đáo hạn nợ, NH thông báo trả xong gốc sẽ làm thủ tục cho vay tiếp. Nhưng khi ông Thành vừa trả cả gốc lẫn lãi NH bỗng quay sang “đánh tháo” thông báo hết tiền khiến ông tưng hửng như mèo mất đuôi.

Nếu lãi suất vẫn tiếp tục “phi mã” như hiện nay, ông Kim cho biết sẽ tiếp tục thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang liên kết hoạt động cầm hơi để giữ mối khách hàng.

Ông Thành hậm hực: “Không hiểu nguyên nhân vì sao NH lại thắt chặt cho vay đến vậy trong khi gia đình nhà tôi có hẳn hai cơ sở sản xuất gỗ lừng lững tại Từ Sơn, định giá cũng ngót nghét 10 tỉ đồng thế chấp. Hơn nữa, từ khi gắn bó với NH đến nay chưa khi nào tôi sai hẹn trả lãi. Vậy tại sao NH lại không cho vay tiếp nữa?”. Cho đến tận bây giờ, đi đâu ông Thành cũng dò hỏi mà vẫn chưa tìm được câu trả lời đích đáng. Đuối thế, vừa rồi ông Thành bất đắc dĩ đành giải thể công ty, chuyển sang hoạt động theo quy mô hộ gia đình để chờ ngày hồi phục.

Giám đốc Đàm Kim, chủ Cty Đồ gỗ Mỹ nghệ 27/7 Bắc Ninh, một doanh nhân buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ có tầm cỡ ở Từ Sơn nói với chúng tôi, kể từ ngày NH tăng lãi suất, hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở ông gặp khó khăn bội phần. Ông cho biết, hiện nay giá 1m3 gỗ hương đã tăng tới 20%, gỗ gụ cũng tăng 15%… Đầu vào tăng, cộng lãi suất tăng lên đến 20 - 24% như hiện nay ,nếu DN làm càng lớn thì càng lỗ nặng.

 "Vay ngân hàng với lãi suất hai mấy phần trăm, cộng với lạm phát mười mấy phần trăm nữa, có lãi như đi buôn ma túy cũng không gỡ được" - ông Kim chán nản. Để bảo toàn “tính mệnh”, hiện cơ sở của ông Kim đã cắt giảm 80% nhân công, từ 60 người chỉ còn lại 10 người để hoàn thành nốt những hợp đồng đã ký rồi nghe ngóng tình hình.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm