| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 19/11/2014 , 08:42 (GMT+7)

08:42 - 19/11/2014

“Đốc công” hay chính khách?

Không ngạc nhiên khi dư luận nêu lên câu hỏi ấy và có hai luồng ý kiến khác nhau. Chắc chắn chúng ta không thể có câu trả lời tuyệt đối.


Bộ trưởng Đinh La Thăng - Ảnh: Việt Dũng

Vấn đề đặt ra không chỉ riêng với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng mà còn với các tư lệnh ngành, lĩnh vực khác.

Nhìn hình ảnh ông Thăng lúc có mặt ở công trường này, khi ở công trình kia, “dọa” kỷ luật người này người khác, lúc lại đu dây xuống hiện trường một vụ tai nạn... có ý kiến cho rằng ông giống một đốc công hơn một chính khách. Nhiều người khen, có người chê và cũng có người băn khoăn.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội vừa qua thì ông Thăng là thành viên Chính phủ có nhiều phiếu “tín nhiệm cao”. Phải chăng Quốc hội chọn đốc công hơn là chính khách?

Tôi cho rằng chúng ta không nên cực đoan và suy luận một chiều. Đi cơ sở, sâu sát và lăn lộn với thực tế là hoạt động cần thiết của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có vai trò quan trọng của người đứng đầu bộ, ngành, lĩnh vực.

Chúng ta nói rằng lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo, đó là một nguyên lý. Giao thông vận tải là lĩnh vực quan trọng, công việc nhiều, gắn với nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra như hiệu quả đầu tư công, chất lượng công trình, dự án triển khai chậm... nên bộ trưởng luôn phải “chạy ra đường” để giải quyết là chuyện bình thường.

Vì vậy, câu hỏi “bộ trưởng đi nhiều có giải quyết được công việc không?” nên được đặt ra hơn là câu hỏi “tại sao bộ trưởng đi nhiều thế?”. Đi nhiều mà hiệu quả ít mới là điều đáng nói.

Bộ trưởng Thăng đi nhiều nhưng vẫn có những bài báo đặt tít “Bộ trưởng Thăng, ngó xuống mà coi”, tức là vẫn có những nơi ông ấy chưa đến được.

Với các bộ ngành khác cũng vậy, thực tế đang đòi hỏi các bộ trưởng phải sâu sát, quyết liệt hơn.

Có những lĩnh vực luôn đòi hỏi chỉ đạo, điều hành phải bám sát thực tiễn như nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, khoa học công nghệ... bộ trưởng cần xuống với dân, lăn lộn vào thực tế để kiểm nghiệm xem chính sách, pháp luật có phù hợp không, triển khai thế nào, rồi lắng nghe cơ sở để từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất chính sách tốt hơn.

Như chống buôn lậu, nếu cứ ngồi ở phòng máy lạnh mà hô hào, nhưng ở biên giới thì hàng lậu vẫn tràn vào thì rõ ràng không hiệu quả.

Vì vậy cần anh phải đến nơi kiểm tra, do cán bộ tiêu cực hay do việc lập các trạm, các đồn chưa đúng vị trí, không kiểm soát được hay do chế tài chưa nghiêm?

Tất nhiên, ý kiến cho rằng Bộ trưởng Thăng không thể đến hết các công trình, giải quyết từng vụ việc và lời khuyên “ông Thăng nên ở nhà nhiều hơn là chạy ra đường giải quyết mấy việc mà đôi khi hơi lặt vặt” cũng rất đáng suy nghĩ.

Bởi nếu một vị bộ trưởng sa đà vào sự vụ thì không còn nhiều thời gian để hoạch định chính sách vĩ mô. Vậy nên, điều quan trọng là hài hòa giữa ngồi trong phòng lạnh và đi thực tế. Sẽ là lý tưởng nếu bộ trưởng ít phải chạy mà bộ máy vẫn chạy ro ro, chính sách được hoạch định tốt.

Nhưng trong tình trạng bộ máy còn trì trệ, việc phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng thì mẫu bộ trưởng hành động đang được yêu thích.

Những bộ trưởng đi nhiều, giải quyết nhiều sự vụ có hiệu quả đáng trân trọng hơn những vị bộ trưởng mà nhân dân không biết họ đang ngồi ở nhà hay đi đâu.

NGÔ VĂN MINH 
(ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội)

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm