| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo trồng mai kiểng

Thứ Sáu 16/12/2011 , 10:08 (GMT+7)

Mai vàng là loại cây kiểng đặc trưng vùng đất Nam bộ, rất khó tính trong trồng và chăm sóc....

Ở Tiền Giang, vùng đất ngoại thành Mỹ Tho bao gồm các xã Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong, phường 9... được xem là nơi cây lành, trái ngọt. Có những thương hiệu nông sản hàng hóa nổi tiếng khắp các tỉnh phía Nam xuất xứ từ đây: gạo thơm Gò Cát, bánh bún – hủ tiếu Mỹ Tho, hoa kiểng Tết... Mai kiểng là một trong những thương hiệu lớn đó.

Theo ông Nguyễn Hoàng Đảm, Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho, dự kiến, Tết Nguyên đán 2012, vùng ngoại thành Mỹ Tho cung ứng cho thị trường trên 20.000 chậu kiểng các loại phần lớn trong đó là mai kiểng. Chỉ riêng tại Tân Mỹ Chánh – nơi được coi cái nôi của nghề trồng và kinh doanh mai kiểng tỉnh Tiền Giang, đã có trên 30 hộ dân chuyên về mai kiểng với nhiều chủng loại: mai nu, mai vàng 5 cánh, mai cánh giảo, mai dây; mai ghép từ các giống mai cánh giảo Thủ Đức, mai cánh giảo gốc Bến Tre và mai cánh gião gai; rồi mai vàng có hoa từ 7, 9, 12 cánh thậm chí 24 cánh...

Nghề trồng mai kiểng Tết tại đây đã có truyền thống từ lâu đời, cha truyền con nối. Ban đầu chỉ dăm bảy hộ, dần dần, do nhu cầu lớn, nên rất nhiều hộ tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng mai; mua thêm mai vườn từ các nơi đem về chăm sóc, uốn tỉa cành, tạo tán để có sản phẩm độc đáo bán vào dịp Tết. Mai vàng là loại cây kiểng đặc trưng vùng đất Nam bộ, rất khó tính trong trồng và chăm sóc. Để có được những chậu mai ưng ý, bông đẹp, nở đúng vào dịp Tết bà con phải có chế độ chăm sóc hợp lý cho cây ra nhiều bông, tuốt lá vào thời điểm thích hợp...

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường cùng các nguyên nhân khác đã khiến cho nhiều nơi mai nở không đúng Tết, năm nở quá sớm, năm nở quá muộn, nhà vườn thất thu. Ở Tân Mỹ Chánh lại khác. Các nghệ nhân chuyên trồng mai kiểng tại đây đã khắc phục thành công tình trạng trên nên gần như năm nào cũng trúng đậm vụ mai Tết. Ông Lương Văn Hồng, cư ngụ tại ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh vốn bộ đội phục viên, đã có trên 10 năm thâm niên trong nghề trồng và kinh doanh mai kiểng Tết cho biết, chăm loại cây kiểng này còn hơn chăm con mọn.

Mai vàng bình thường chỉ nở đúng vào tiết xuân mát mẻ với nhiệt độ thích hợp từ 30 – 35 độ C. Để mai nở đồng loạt dịp tết, trước đây trong điều kiện bình thường người dân phải canh nụ hoa để tuốt toàn bộ lá mai vào khoảng thời gian từ 15 – 17 tháng chạp hàng năm. Ngày nay, điều kiện và hoàn cảnh đã thay đổi, biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng, tiết xuân không về đúng theo qui luật thiên nhiên vốn có, để mai vàng nở tự nhiên như trước là “bất khả”.

Con người, cụ thể là các nghệ nhân muốn có sản phẩm chất lượng tốt, cung ứng cho thị trường Tết cần phải tích cực tác động bằng nhiều cách: chăm sóc, vun phân, tưới nước, xử lý... Bản thân ông Lương Văn Hồng cùng các nghệ nhân mai kiểng nổi tiếng ven TP Mỹ Tho trong quá trình “thâm canh” phải đặc biệt theo dõi diễn biến dự báo thời tiết trên mạng, trên đài; học tập trong sách vở, tài liệu, trong các lớp truyền nghề do Hội Nông dân tổ chức kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn. Những yếu tố trên đã mang lại thành công lớn cho bà con.

Nhờ nắm được bí quyết khắc phục thời tiết thất thường, chăm sóc cho mai kiểng nở đúng dịp Tết trở thành động lực phát huy nghề trồng mai kiểng, tăng thu nhập cho nông hộ, giúp bà con dựng nên cơ nghiệp vững vàng trong điều kiện vùng ven đô thị đất hẹp, người đông.

Ông Huỳnh Văn Trong, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ Chánh (TP Mỹ Tho) cho biết, trồng mai kiểng đang được xem là nghề “siêu lợi nhuận” của nông dân. Ông Trong nói, mỗi hộ dân ở Tân Mỹ Chánh nhiều đất lắm cũng chỉ có chừng 1.000 m2, trồng 700 – 800 gốc mai kiểng, dịp Tết tuyển 300 gốc ưng ý bán đã thu được 200 – 300 triệu đồng trong đó lãi ròng không dưới 50%, tức 100 đến 150 triệu đồng. 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm